Home Tin mới 3 cái tên “cấm kỵ” đặt ở Việt Nam vừa không hay...

3 cái tên “cấm kỵ” đặt ở Việt Nam vừa không hay lại vi phạm pháp luật: Đi khai sinh cũng bị từ chối


Cái tên đi với con người suốt cả cuộc đời nên việc đặt tên cho con luôn là câu chuyện không hề dễ dàng từ trước đến nay. Nhiều người băn khoăn không biết đặt tên cho con thì có tên nào bị cấm kỵ, liệu đặt tên trùng với các vị anh hùng dân tộc có được không?

03 cái tên bị cấm kỵ tại Việt Nam

Cha mẹ luôn muốn chọn cho con cái tên hay nhất và đặc biệt nhất, song cũng cần lưu ý không chọn 03 cái tên dưới đây bởi đó chính là những cái tên bị cấm tại Việt Nam.

+ Tên quá dài và khó sử dụng

Khoản 4 Điều 6 thuộc Thông tư 04/2020/TT – BTP của Bộ Tư Pháp quy định: “Việc xác định họ, dân tộc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, không đặt tên quá dài, khó sử dụng”.

Theo đó, các loại giấy tờ tùy thân đều được sử dụng chung kích thước cho cả nước và cũng sẽ không có trường hợp ngoại lệ nào. Vì thế khi đặt tên, bạn lưu ý số lượng ký tự ở trong tên không nên vượt quá 25 ký tự.

+ Đặt tên bằng số, dùng ký tự đặc biệt không phải chữ cái

Phụ huynh cần lưu ý, những ký tự mà không phải chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt như $, @, #, %, &… bị cấm dùng để đặt tên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cái tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng là cái tên bị cấm.

+ Đặt tên bằng tiếng nước ngoài, không phải là tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Trường hợp đi làm giấy khai sinh cho con, những tên chứa yếu tố nước ngoài sẽ bị từ chối. Theo Khoản 3 thuộc Điều 26 Bộ luật Dân sự, khi đã mang quốc tịch Việt Nam, tên cần phải tuân theo pháp luật Việt Nam, và những tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, người đặt sẽ phai phiên âm tên theo tiếng Việt, tiếng dân tộc Việt Nam.

Đặt tên con trùng với tên của anh hùng dân tộc, các lãnh đạo được không?

Quyền có họ, tên là một quyền dân sự cơ bản nhất của mỗi cá nhân từ khi được sinh ra. Tuy nhiên, do đặc thù tên gọi của mỗi cá nhân sẽ thường gắn liền với nhiều mặt trong đời sống. Do đó, để dễ dàng trong việc xác lập được các mối quan hệ trong đời sống sau này, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong công tác quản lí hộ tịch, Khoản 3 và Khoản 5 thuộc Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 đã đặt ra các quy định cần phải tuân thủ khi đặt tên:

+ Thứ nhất, việc đặt tên sẽ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc nếu như trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

+ Thứ hai, tên của công dân Việt Nam sẽ phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của nước Việt Nam; không đặt tên bằng số hay bằng một ký tự mà không phải là chữ.

+ Thứ ba, việc sử dụng bí danh, bút danh cũng không được gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác.

Như vậy, theo các quy định trên, có thể thấy rằng không có quy định nào hạn chế việc đặt tên cho con trùng với tên các anh hùng, các lãnh đạo. Vì vậy, nếu như muốn đặt tên cho con giống với tên các anh hùng, các lãnh đạo bạn hoàn toàn có thể đặt.



Theo Phunutoday

Exit mobile version