Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
spot_img
HomeKhỏe Đẹp4 điều cấm kỵ khi ngủ trưa, không hề tốt cho sức...

4 điều cấm kỵ khi ngủ trưa, không hề tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết


Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có thói quen ngủ trưa, thậm chí với một số người nếu không ngủ vào buổi trưa, họ chắc chắn sẽ chẳng thể làm gì được cả vào buổi chiều, điều này cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn này trong cuộc sống của mọi người.

Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá lâu, sau khi thức dậy, họ thường cảm thấy mệt mỏi, cả về thể lực lẫn trí lực đều vô cùng uể oải. Ngược lại, chợp mắt một lúc vẫn cảm thấy khỏe khoắn. Vậy ngủ trưa mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, ngủ dài hay ngắn thì tốt hơn?

Ảnh minh họa: Internet

Giá trị của giấc ngủ trưa

Một báo cáo được công bố trên Biên niên sử nội khoa cho biết những người ngủ trưa 30 phút mỗi ngày và ba lần một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 37% so với những người không có thói quen ngủ trưa.

Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng ngủ trưa đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe. Trong xã hội ngày nay, việc làm thêm giờ và thức khuya về cơ bản là điều bình thường. Nhiều người có chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm và không có được giấc ngủ ngon. Nếu không ngủ trưa trong ngày, sức khỏe của họ sẽ rất tệ. Ngược lại, ngủ trưa tương đương với việc bổ sung một khoảng thời gian ngủ nhất định, do đó thực sự có lợi hơn cho sức khỏe.

Lợi ích lớn nhất của giấc ngủ trưa là giảm bớt mệt mỏi sau khi thức dậy, khiến toàn bộ cơ thể đặc biệt thoải mái, để bạn có thể tiếp tục làm việc và học tập với trạng thái thể chất và tinh thần tốt hơn. Giấc ngủ ngon cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch và có lợi hơn cho sự ổn định nội tiết.

Tuy nhiên, giấc ngủ ngắn được đề cập ở đây là giấc ngủ ngắn hợp lý. Nhiều người ngủ trưa từ trưa đến tối, rõ ràng là ngủ trưa quá mức, không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn sinh hoạt sai cách.

Xem thêm  Song Hye Kyo "chống già" cho làn da bằng loại đồ uống quen thuộc này

4 điều người hay ngủ trưa nên tuyệt đối tránh

Vừa ăn xong đã đi ngủ luôn

Sau khi ăn xong, ruột và dạ dày của chúng ta đang ở giai đoạn tiêu hóa thức ăn. Nếu chúng ta vừa ăn xong liền đi ngủ ngay thì quá trình tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, gây ra những tổn thương không nhỏ cho niêm mạc dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet

Quá trình tiêu hóa thức ăn thường mất 30-60 phút. Nếu bạn đi ngủ ngay lập tức sẽ vô tình gây ra những tổn thương nhất định cho cơ thể. Do đó, bạn cần chờ sau khoảng 15 – 20 phút sau khi ăn mới đi ngủ trưa nhé!

Ngủ quá lâu

Thời gian ngủ trưa không nên quá dài, nhiều người thường thức khuya, thời gian chợp mắt trong ngày không được kiểm soát hợp lý, có khi mất đến 4, 5 tiếng mới ngủ được. Giấc ngủ của người như vậy bị phá vỡ, ngày và đêm bị đảo lộn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của cơ thể, chất lượng giấc ngủ vào ban đêm bị giảm sút, không thể đi vào giấc ngủ sâu.

Do đó, thời gian đối với những giấc ngủ ngắn trong ngày cần được kiểm soát hợp lý. Tránh ngủ quá lâu, nói chung nên khống chế thời gian ngủ trưa khoảng 20 phút đến nửa tiếng, như vậy không chỉ bồi bổ tinh thần mà còn không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm vì thời gian ngủ trưa kéo dài.

 

Ngủ ngồi

Nhiều người làm việc trong văn phòng đã quen với việc ngồi ngủ buổi trưa. Điều này vô tình làm chậm nhịp tim khi bạn ngồi ngủ, thể tích mạch máu sẽ tăng lên và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể cũng sẽ chậm lại tương đối. Nó có thể gây chóng mặt và mờ mắt sau khi thức dậy. Với người già và người có chức năng tim kém cần hết sức chú ý.

Xem thêm  Bệnh về da sau mưa lũ gia tăng
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, rất nhiều người có thói quen ngủ gối tay lên mặt bàn làm việc, thực tế thì thói quen này không tốt chút nào. Bởi nếu điều này diễn ra thường xuyên thì rất dễ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt cho cơ thể. Và khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây biến dạng cột sống, cứng cột sống cổ…

Nằm sấp ngủ

Nằm trên bàn ngủ, tư thế ngủ này rất không đúng, khi tỉnh dậy sẽ thấy phần thân trên sẽ bị tê. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng nằm sấp khi ngủ sẽ khiến nhịp tim chậm lại, mạch máu giãn ra, sau khi ngủ dậy người ta không chỉ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt mà còn có vấn đề về da xanh xao.

Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ sẽ chèn ép nhãn cầu, gây mờ mắt tạm thời, làm tăng nhãn áp theo thời gian và ảnh hưởng đến thị lực.

Ngủ trưa bao lâu thì đủ?

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Quảng Châu từng tiến hành một nghiên cứu, trong đó phân tích hơn 20 dữ liệu nghiên cứu của 310.000 đối tượng. Trong số đó, 39% đối tượng có thói quen ngủ trưa. Qua phân tích, người ta thấy rằng có những khác biệt này giữa những đối tượng ngủ trưa và những người không ngủ trưa, những đối tượng ngủ trưa dài và ngắn.

Ảnh minh họa: Internet

Thời gian ngủ trưa >60 phút có liên quan đến việc tăng 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và tăng 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thời gian ngủ trưa <60 phút không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngủ khoảng 45 phút có thể cải thiện tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm và sức khỏe tim mạch.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments