Quả dừa là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Ngoài cùi dừa làm nguyên liệu trong các món ăn, làm dầu dừa, nước dừa cũng là đồ uống được nhiều người yêu thích.
Người bị tiểu đường
Một số nghiên cứu chứng minh nước dừa có thể giúp điều chỉnh được lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát tốt các biểu hiện của tình trạng stress oxy hóa.
Cụ thể, trung bình một cốc nước dừa (khoảng 240ml) chứa khoảng 6g calo tiêu hóa và 3g chất xơ, ngoài ra còn chứa nhiều magiê giúp tăng độ nhạy insulin, điều này cho thấy nó nên góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng của người bị tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.
Ngừa bệnh sỏi thận
Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa có tác dụng trong việc hỗ trợ ngăn chặn và điều trị bệnh sỏi thận. Sỏi thận là một tình trạng y khoa phổ biến, xuất hiện khi các tinh thể như canxi và oxalate cùng với các chất khác tích tụ trong nước tiểu, tạo thành những viên sỏi. Những viên sỏi này, khi tăng kích thước, có thể gây ra đau đớn và các triệu chứng không mong muốn khác.
Người cao huyết áp
Nước dừa cũng có công dụng cải thiện số đo huyết áp tâm thu. Lượng kali chứa trong nước dừa còn được chứng minh giúp hỗ trợ giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao.
Đặc biệt các nhà khoa học còn có một phát hiện quan trọng đó chính là nước dừa giúp ngăn cản sự hình thành các huyết khối, phòng chống nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ, rất tốt cho hệ tim mạch.
Uống dừa giảm tình trạng táo bón
Nước dừa tươi có chứa axit lauric, một thành phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus. Khi uống vào buổi sáng, nước dừa tươi giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột và bổ sung lợi khuẩn. Thêm vào đó, tác dụng nhuận trường của nước dừa tươi còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Cần lưu ý gì khi uống nước dừa hàng ngày?
Uống nước dừa đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng nước dừa chúng ta cần nắm rõ một vài lưu ý sau đây:
– Chỉ nên uống 1 cốc nước dừa mỗi ngày. Tuyệt đối không dùng nước dừa để thay thế cho nước lọc.
– Nên uống nước dừa vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và chất điện giải.
– Không nên uống nước dừa ban đêm vì sẽ khiến tay chân bủn rủn, khó ngủ ngon giấc.
– Nên ngừng sử dụng nếu có dấu hiệu đầy bụng, tiêu chảy,… sau khi uống nước dừa.
– Nguyên nhân là do nước dừa có tính hàn có thể gây lạnh bụng.
– Người bị huyết áp thấp thì không nên uống nhiều nước dừa vì sẽ gây hạ huyết áp quá mức.
– Nên lựa chọn nước dừa nguyên chất, hạn chế uống nước dừa đóng chai đã qua xử lý.