Home Làm Cha Mẹ 5 điều không phàn nàn khi báo hiếu cha mẹ

5 điều không phàn nàn khi báo hiếu cha mẹ


Có một câu đối ngắn nhất thế giới, vỏn vẹn 4 chữ nhưng chứa đựng đầy triết lý nhân sinh, nhìn thấu nội tâm con người.

Vế trên là “Sắc nan” (sắc khó)

Vế dưới là “Dung dịch” (dễ dàng)

“Sắc nan” xuất phát từ “Luận ngữ – Vi chính”: “Tử Hạ hỏi đạo hiếu, Khổng Tử viết: “Sắc nan” ý nói con cái phụng dưỡng cha mẹ, muốn giữ được vẻ mặt tường hòa rất khó.

“Dung dịch” xuất phát từ cuốn “Phi hữu tiên sinh luận” thời Tây Hán có nghĩa có thể ở trước mặt nhà vua mà chỉ ra điều được và mất là việc làm không hề đơn giản.

Câu đối chỉ vỏn vẹn 4 từ này có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.


Ảnh minh họa: Internet

Bà mẹ già vào phòng còn trai tìm tờ báo lúc giữa trưa, đúng lúc ấy cậu con trai từ ngoài về. Anh ta vừa kết thúc một cuộc đàm phán không suôn sẻ, thấy mẹ đang lục lọi tìm đồ trong phòng, liền tức giận: ““Mẹ, mẹ hãy ở yên trong phòng của mẹ đi, đừng đi lung tung khắp nơi”.

Bà mẹ giải thích: “Nhân tiện mẹ đang tìm một tờ báo và ngồi trên giường của con một lát thôi”.

Trước khi người mẹ ra khỏi phòng, người con trai lẩm bẩm: “Ăn no rồi chẳng có việc gì làm”.

Đến 12h đêm, mẹ già nhảy lầu tự tử.

Một người nổi tiếng từng nói trong một buổi diễn thuyết rằng, con cái có tiền thì dễ mua xe hay nhà cho bố mẹ, nhưng điều khó nhất là biểu lộ sắc mặt tường hòa khi chăm sóc đấng sinh thành.

Nếu bạn tỏ ra khinh thường và nóng nảy, bạn chưa thực hiện được chữ “hiếu”, sẽ khiến cha mẹ rất bất an.

Có người cho rằng mua nhà, thuê giúp việc, ăn uống linh đình, cho bố mẹ đi du lịch chính là báo hiếu.

Trên thực tế, sự hưởng thụ vật chất đối với cha mẹ là “đạo hiếu” ở mức độ thấp, “hiếu” ở mức độ cao được thể hiện là sự kính trọng về mặt tinh thần và sự an ủi về tình cảm đối với cha mẹ.

Cái khó trong “sắc nan” chính là làm một người con rất khó có được tấm lòng cung kính. Vì vậy, “sắc hạnh phúc” đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức để đo lòng hiếu thảo của một người. Muốn đạt được “sắc hạnh phúc” cần làm được 5 điều không phàn nàn.

Không phàn nàn về sự kém cỏi của cha mẹ

Mọi thứ trên thế giới không đồng nhất. Không ai là toàn năng, cha mẹ đã cho chúng ta sự sống, không dễ dàng gì để nuôi dạy chúng ta bằng cả sự cố gắng của mình. Thay vì phàn nàn về việc cha mẹ không thể tạo cho mình một môi trường và nền tảng gia đình như mong muốn, tốt hơn là bạn nên làm việc chăm chỉ để tạo dựng.

Không phàn nàn vì cha mẹ nói nhiều

Giao tiếp giữa hai thế hệ chắc chắn có khoảng cách, cha mẹ nói nhiều chính là muốn truyền lại kinh nghiệm sống cho bạn, giúp đỡ bạn, mong bạn an yên. Chỉ những người thực sự yêu thương bạn mới nói nhiều lời với bạn, cha mẹ sẽ không bao giờ nói nhiều lời với một người không liên quan gì đến họ.


Ảnh minh họa: Internet

Không phàn nàn vì những lời phàn nàn của cha mẹ

Cha mẹ phàn nàn về chúng ta, chỉ là không hài lòng chúng ta bây giờ. Khi chúng ta làm đủ tốt, họ mong mỏi chúng ta trở nên tốt hơn.

Họ không mong muốn điều này dành cho mình, có thể họ có nhiều điều không hài lòng trong cuộc sống, có thể họ rất vất vả trong công việc nhưng không thể tâm sự cùng ai, vì vậy họ mong mỏi chúng ta có tương lai tốt hơn.

Không phàn nàn về sự chậm trễ của cha mẹ

Khi chúng ta già đi, chúng ta tự nhiên rất bất tiện trong việc di chuyển, đừng bao giờ ghét sự chậm chạp của cha mẹ, vì chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng họ đã dạy chúng ta kiên nhẫn như thế nào khi chúng ta còn nhỏ.

Nếu một ngày cha mẹ già yếu, đi đứng không còn nhanh nhẹn nữa, chúng ta hãy nhớ rằng: Chăm sóc cha mẹ chính là chăm sóc tương lai của mình, nhất định phải kịp thời hiếu thuận.

Không phàn nàn cha mẹ ốm đau

Cha mẹ dù bận rộn đến đâu, dù ngày hay đêm, mưa gió, nếu chúng ta ốm đau liên miên, họ sẽ ngay lập tức gác lại mọi việc bận rộn để chăm sóc bạn.

Nhưng khi cha mẹ đau ốm, chúng ta có thể làm được bao nhiêu? Trong xã hội thường xuyên xuất hiện những tin tức cho rằng con cái không phụng dưỡng người già. Điều này đã được chứng thực bằng câu nói: “Nằm lâu trên giường bệnh mới biết con có hiếu hay không”.

Mong rằng chúng ta đều có thể trở thành những người chăm sóc cha mẹ một cách tận tâm và hiếu thảo.

Hãy nhìn vào mắt mẹ một cách nghiêm túc mỗi ngày, nói chuyện với mẹ trong vài phút, không ghét bỏ, không phàn nàn và luôn đối xử với cha mẹ bằng vẻ mặt dễ chịu, họ sẽ sống hạnh phúc.

Hãy mỉm cười với cha mẹ bất cứ lúc nào, đây là việc không cần bỏ tiền ra mua, không cần vay mượn ai, không cần đóng học phí để học và không cần tốn nhiều công sức.

Nhưng trên thực tế, mỉm cười với cha mẹ trong bất kỳ hoàn cảnh nào lại không phải là việc dễ dàng.

Nếu bạn thực sự yêu thương cha mẹ mình, bạn nên có một khuôn mặt dễ chịu và nụ cười từ đáy lòng của bạn để họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version