Home Làm Cha Mẹ Ái nữ đầu lòng của nữ ‘đại gia quận 7’ mắc hội...

Ái nữ đầu lòng của nữ ‘đại gia quận 7’ mắc hội chứng hiếm về thức ăn, cộng đồng mạng xôn xao ‘chắc nhà giàu mới bị’!


Nuôi con là cả một hành trình dài tất cả các ông bố, bà mẹ. Mọi người chỉ có mong ước chung là con mình được khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác, không đau ốm hay bệnh tật. Nhưng trong một số hoàn cảnh, đứa trẻ bẩm sinh đã mắc hội chứng lạ khiến bố mẹ không khỏi lo lắng và bối rối. Tuy nhiên không phải cái lạ nào cũng tiêu cực. Cũng như ái nữ đầu lòng – Hana của “đại gia quận 7” Đoàn Di Băng cũng nằm trong trường hợp hiếm đó.

Đoàn Di Băng có 3 cô ‘công chúa’ vô cùng xinh đẹp và đáng yêu. Mỗi nhóc tỳ là một nét tính cách, sở thích khác nhau. Trong khi hai ái nữ sau giống bố mẹ, đều cực kỳ mê trái cây. Thậm chí Đoàn Di Băng từng chia sẻ, con gái Yuki có thể một mình ăn hết 10 hộp dâu tây.

Thì ngược lại chị cả Hana lại người rất sợ trái cây, và cũng là người đặc biệt nhất trong nhà khi mắc một hội chứng này. Nàng đại tiểu thư nhà hào môn không thể ăn bất kì loại trái cây nào. Thậm chí cô bé sẽ hốt hoảng bỏ chạy khi thấy khi nhìn thấy, nhất quyết không đến gần. Hiểu được điều này nên mọi thành viên trong nhà Đoàn Di Băng đều sẽ tránh không ăn trái cây trước mặt cô bé.

Sau những đoạn clip được ‘nữ đại gia’ chia sẻ về hội chứng hiếm gặp này nhiều dân tình tỏ ra rất bất ngờ, một số người lần đầu nghe đến hội chứng như thế liền không khỏi thắc mắc. Tuy nhiên điều đáng chú ý là có không ít bình luận mỉa mai, nói rằng “bệnh sợ trái cây chắc bệnh của người giàu”.

Nhưng trên thực tế, cô bé không phải là người duy nhất trên thế giới mắc phải hội chứng lạ mà còn có một số khác cũng bị . Đối với những gia đình có con trẻ mắc hội chứng sợ trái cây, việc bố mẹ tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách nuôi dạy con phù hợp là cực kỳ cần thiết. Như vậy thì bố mẹ mới có thể giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh và toàn diện.

Hội chứng sợ trái cây là gì?

Hội chứng sợ trái cây (hay còn được gọi là Fructo Phobia) là một rối loạn tâm lý khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi khi tiếp xúc hoặc nghĩ đến trái cây. Những triệu chứng điển hình bao gồm cơ thể phản ứng mạnh mẽ như tim đập nhanh, toát mồ hôi, run rẩy khi nhìn thấy hoặc chạm vào trái cây. Người bệnh thường cố gắng tránh xa các loại trái cây, thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, và cảm thấy hết sức bất an, lo lắng khi buộc phải tiếp xúc với chúng.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ trái cây?

Trẻ thường lo lắng rằng việc ăn trái cây có thể dẫn đến tăng cân, vì vậy con quyết định tránh xa những món ăn này.

Về mặt tâm lý, có người cho rằng ăn trái cây khiến họ có cái nhìn kém hấp dẫn về ngoại hình và già nua hơn. Điều này đã thúc đẩy họ lựa chọn tránh xa những loại trái cây.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân sinh ra hội chứng sợ trái cây ở trẻ. Nếu bố mẹ bé từng mắc các rối loạn ăn uống, trẻ cũng có nhiều khả năng phát triển tình trạng sợ hãi trái cây.

Cũng có thể khi còn nhỏ bé từng bị ép ăn trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lớn lên sẽ bị ám ảnh về điều đó.

cần làm gì để vượt qua hội chứng sợ trái cây?

– Hiểu rõ nguyên nhân: Trước tiên, cần xác định xem nguyên nhân gây ra tình trạng sợ hãi trái cây của người đó là gì – liệu là do rối loạn ăn uống, lo lắng về ngoại hình, yếu tố văn hóa hay những ký ức không vui trong quá khứ. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

– Liệu pháp tâm lý: Các kỹ thuật như trị liệu nhận thức hành vi (CBT) hoặc phơi nhiễm từ từ có thể giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, và hành vi tiêu cực liên quan đến trái cây. Điều này giúp họ dần dần vượt qua nỗi sợ hãi và thấy được lợi ích của việc ăn trái cây.

– Giải quyết các vấn đề cơ bản: Nếu hội chứng sợ trái cây bắt nguồn từ các rối loạn ăn uống, cần phải điều trị các vấn đề này trước, ví dụ như chán ăn hoặc lo lắng về cân nặng. Điều này sẽ loại bỏ những động lực chính thúc đẩy nỗi sợ hãi.

– Để trẻ từ từ làm quen và tiếp xúc: Người bệnh nên bắt đầu với những loại trái cây họ ít sợ hãi nhất, sau đó dần mở rộng sang các loại trái cây khác. Quen dần với việc tiếp xúc và ăn trái cây sẽ giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi.

– Khuyến khích và động viên từ người thân: Sự động viên, khuyến khích và hỗ trợ từ những người thân yêu sẽ rất quan trọng trong quá trình điều trị. Họ có thể giúp người bệnh thay đổi thói quen ăn uống và quan niệm về trái cây.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version