Home Gia đình Đặt tên cúng cơm nhớ 1 điều, con lớn lên mới có...

Đặt tên cúng cơm nhớ 1 điều, con lớn lên mới có phúc lành, may mắn theo chân


Tên cúng cơm được hiểu là gì?

Trong văn hóa tâm linh người Việt thì sau khi người nào đó qua đời, người thân sẽ lập ban thờ cúng lễ. Đặc biệt trong 49 ngày đầu có tục cúng cơm rất quan trọng. Bởi theo niềm tin dân gian thì 49 ngày sau khi mất, người mới qua đời vẫn chưa chấp nhận mình đã mất nên cúng cơm để họ tập quen, không bị ngỡ ngàng với sự ra đi của mình. Và cúng cơm cũng là từ người còn sống chưa thể chấp nhận sự thật rằng người thân đó đã qua đời.

 Việc đặt tên cúng cơm là để tôn trọng không muốn gọi thẳng tên thật. Điều đó hợp lý hơn cách hiểu tên cúng cơm là tên thật, hay tên ở nhà.

Trong nếp sống người Việt xưa thì một người có nhiều cái tên. Đầu tiên là tên húy tức tên khai sinh được đặt từ nhỏ, còn gọi tên thật, tên tục. Sau đó là tên tự, tức tên đặt ra gọi tránh tên húy, người xưa kiêng gọi tên thật (chỉ dùng khi liên quan việc hành chính) nên sẽ gọi tên tự. Sau đó còn có người có tên hiệu tức là tự đặt cho mình một biệt danh nho nhã cho đẹp, và những người thành danh, có tên tuổi mới đặt tên hiệu. Sau đó là tên thụy còn gọi tên hèn,tên cúng cơm được đặt ra khi đã chết… dùng để người sống gọi họ mỗi khi cúng.

Như vậy cách giải nghĩa tên cúng cơm là tên đặt ra sau khi qua đời, để cúng giỗ, tránh gọi tên húy sẽ hợp lý hơn là cách hiểu ngày nay rằng tên cúng cơm là tên thật.

Ngày xưa các cụ rất kiêng gọi tên thật ngay cả khi qua đời thì cũng đặt tên khác nhằm “che mắt” thiên hạ. Chỉ người thân mới biết tên cúng cơm để không đem vận xui, không bị ai đó có ý đồ xấu ảnh hưởng tới linh hồn người đã khuất.

Có lẽ do thời gian làm phai nhạt cách đặt tên của người xưa và việc dùng tên thật đã phổ biến hơn. Người ta đã không kiêng gọi tên thật nữa, cả khi cúng giỗ cũng gọi tên thật. Có lẽ vì thế nên dần dần tên cúng cơm lại được hiểu đó là tên thật.

Đặt tên cúng cơm

Cách đặt tên cúng cơm

Tên cúng cơm (còn gọi là “tên hèm”) là tên đặt cho một người đã mất nào đó sau 3 ngày sau khi mất (có nơi tính 3 ngày sau khi chôn). Lễ cúng ba ngày, còn gọi là Lễ tế ngu hay Lễ mở cửa mả. Ngày trước, tên này chỉ đặt cho người thuộc gia đình quyền quý, người thường không được đặt.

Cách thức đặt tên cúng cơm cũng phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt theo phong tục (Chẳng hạn, phải theo cấu trúc “X + Phủ quân” (nếu là đàn ông), “X + Nhụ nhân” (nếu là đàn bà); người trên 50 tuổi mới được đặt kèm chữ Phúc, dưới 50 tuổi không được dùng chữ này…).

Sau khi mời thầy cúng tới làm lễ và đặt, văn bản tên cúng cơm được đặt trong bài vị người mất và sẽ được người nhà xướng lên khi bái lạy lúc dâng cơm vào bữa. Tên này theo quan niệm là rất trang trọng và thiêng liêng, chỉ người thân mới biết. Người ngoài biết là điều tối kị. Bình thường ai đó (không phải họ hàng thân tộc) mà nhắc đến sẽ đem lại rủi ro, theo quan niệm. Hoặc rất có thể người ta sẽ dùng tên này để làm những điều không hay. Không ít trường hợp khi thù ghét nhau, người ta cứ lôi tên cúng cơm nhà nọ ra réo để bêu riếu hay nhục mạ.

* Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo



Theo Phunutoday

Exit mobile version