Home Làm Cha Mẹ Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không?

Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không?


1. Sầu riêng bổ dưỡng như thế nào với sức khỏe?

Để biết các mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không, hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong thịt sầu riêng.

Sầu riêng là loại quả có vị ngọt đậm, tính nóng nhưng chúng rất giàu vitamin B, C, kali, canxi, chất xơ. Vì thế, xét về mặt khoa học, loại quả này vẫn rất tốt cho sức khỏe nếu ăn với một lượng vừa phải.

sau sinh an sau rieng duoc khong ảnh 1
Sầu riêng là loại quả có vị ngọt đậm, tính nóng nhưng chúng rất giàu vitamin B, C, kali, canxi, chất xơ

Lượng Vitamin C trong sầu riêng giúp chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa của tế bào và ngăn ngừa các mầm bệnh. Trong 1 chén sầu riêng có thể chứa đến 80% lượng vitamin C mà cơ thể cần nạp mỗi ngày.

Trong khi đó, Vitamin B9 và hợp chất folate có trong thịt sầu riêng chín lại rất tốt cho máu, chúng tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng huyết cầu cho cơ thể. Vitamin B6 thì giúp tăng dẫn truyền thần kinh, làm giảm mệt mỏi và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, lượng Kali và canxi có mặt trong sầu riêng còn giúp ngăn cản sự bài tiết canxi qua nước tiểu, giúp hệ xương, răng chắc khỏe hơn, đồng thời chúng còn bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.

Sầu riêng là loại quả bổ dưỡng với sức khỏe

Lượng chất xơ của sầu riêng giúp cải thiện nhu động ruột của cơ thể, giúp làm giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ sau sinh hiệu quả.

2. Phụ nữ sau sinh có ăn được sầu riêng không?

Mặc dù sầu riêng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ sau sinh KHÔNG NÊN ăn sầu riêng, cụ thể là phụ nữ đang cho con bú có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Phụ nữ đang cho con bú có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con

Đầu tiên là hàm lượng calo và chất béo trong loại quả này quá cao có thể khiến các chị em sau sinh tăng cân khó kiểm soát. Sầu riêng có tính nóng khi chúng thông qua sữa mẹ sẽ đi vào cơ thể của bé, có thể làm cơ thể của trẻ sơ sinh nóng theo, khiến chúng bứt rứt khó ngủ, quấy khóc đêm thường xuyên.

Đối với các mẹ sinh mổ thì sầu riêng khiến các vết thương hậu phẫu khó lành hơn và lượng đường quá cao trong sầu riêng cũng không hề tốt đối với sản phụ có tiền sử tiểu đường. Sầu riêng có thể gây chướng bụng, khó tiêu và dẫn đến tình trạng khó ngủ, xuất huyết cho phụ nữ sau sinh.

Da phụ nữ sau sinh rất dễ dị ứng, chính lượng đường trong sầu riêng có thể làm tăng lượng bài tiết chất nhờn ở da, làm lỗ chân lông bít tắc, dẫn đến mụn nhọt, ảnh hưởng không tốt đến làn da của chị em.

Đối với các mẹ sinh mổ thì sầu riêng khiến các vết thương hậu phẫu khó lành hơn và lượng đường quá cao trong sầu riêng cũng không hề tốt đối với sản phụ có tiền sử tiểu đường

Ngoài ra, mùi hương “nặng” của sầu riêng dễ ám vào hơi thở và nước tiểu của mẹ dễ khiến các em bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc khi gần mẹ. Nguy hiểm hơn, những mẹ sau sinh có tiền sử suy thận khi ăn sầu riêng có thể dẫn đến tử vong bởi cứ trong 100g sầu riêng cung cấp khoảng 436 mg kali. Loại dưỡng chất này giúp xương chắc khỏe hơn nhưng chúng lại độc hại với bệnh nhân suy thận.

3. Vậy sau sinh bao lâu mới ăn được sầu riêng?

Với những ảnh hưởng không tích cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con, phụ nữ sau sinh và đang trong thời gian cho con bú tốt nhất không nên ăn sầu riêng. Thậm chí nhiều chị em thắc mắc “Sau khi sinh 1 tháng ăn sầu riêng được không?”.

Nếu muốn ăn, các chị em nên ăn một lượng nhỏ để thỏa mãn cơn thèm ăn chứ không nên ăn nhiều. Các chị em cũng nên lưu ý nếu cơ thể có các bệnh như đã nói ở trên thì tuyệt đối không nên dùng đến loại quả này.

Các chị em nên ăn một lượng nhỏ để thỏa mãn cơn thèm ăn chứ không nên ăn nhiều

4. Có nên ăn mít sau khi sinh và đang cho con bú?

Tương tự như sầu riêng, mít cũng là loại quả có hương thơm “nồng nàn”, chứa nhiều đường và chất xơ. Trong thịt quả mít chứa nhiều loại đường đơn như fructose và sucrose sẽ giúp mẹ sau sinh phục hồi năng lượng dễ dàng, giảm mỏi cơ. Một câu hỏi được đặt ra là liệu các chị em có nên ăn mít khi đang cho con bú không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số tác dụng phụ ngoài ý muốn của mít đối với sức khỏe:

+ Đối với những ai mắc hội chứng rối loạn về máu, việc thưởng thức loại quả này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn vì mít tác dụng gây đông máu.

Chị em có thể ăn mít khi đang cho con bú không nhưng cần lưu ý một số tác dụng phụ ngoài ý muốn của mít đối với sức khỏe

+ Việc trẻ sơ sinh có hấp thụ được mít hay không còn tùy thuộc vào thể trạng của bé. Do giai đoạn này bé bú sữa mẹ nên mẹ ăn gì thì con bú nấy, nên mùi mít trong lẫn trong sữa có thể gây khó chịu cho trẻ, trẻ có thể bỏ bú hoặc trầm trọng hơn là rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

+ Cũng giống như sầu riêng, mít là loại quả có tính nóng, vì thế các mẹ nên tiêu thụ một lượng vừa phải để tránh gây tắc sữa do nóng trong người, nổi mụn nhọt ngoài da.

5. Loại quả nào tốt cho bà mẹ đang cho con bú?

Lựa chọn hoa quả để ăn trong giai đoạn cho con bú làm sao để vừa tốt cho cơ thể người mẹ, vừa tốt cho nguồn sữa của bé. Các chị em có thể tham khảo các loại trái cây tốt cho bà mẹ sau sinh dưới đây và bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hằng ngày.

+ Bưởi, cam, quýt

Quả bưởi không chỉ giàu vitamin C rất tốt cho phụ nữ mang thai mà giai đoạn sau khi sinh, loại quả này còn rất hữu ích trong việc giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau sinh ở sản phụ.

Mẹ sau sinh nên ăn bưởi, cam, quýt

Theo các nghiên cứu, bưởi là loại quả vàng vì ngoài các dưỡng chất cần thiết chúng còn chứa fitogen thực vật có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da và làm tiêu mỡ thừa, đẩy lùi các cholesterol xấu, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm cân sau sinh hiệu quả.

Cùng họ trái cây có múi, cam quýt là sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của các mẹ sau sinh mổ. Hàm lượng vitamin C và canxi dồi dài giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu sau sinh và làm vết mổ mau lành.

Trong cam cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra ăn loại quả này thường xuyên còn giúp làm mờ vết sẹo mổ hiệu quả. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong quýt giúp tuyến sữa của phụ nữ tăng tiết sữa nhiều hơn.

+ Chuối

Táo bón là nỗi khổ ám ảnh của các bà mẹ sau sinh. Lý do được đưa ra là do trong suốt thai kỳ, lượng hormone Progesterone ở phụ nữ tăng cao. Hệ tiêu hóa cũng làm việc chậm lại trong quá trình chuyển dạ dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài đến cả khi sinh xong.

Chuối chính là loại quả rất tốt và dễ ăn chị em nên bổ sung trong khẩu phần ăn, mỗi ngày chúng ta nên tiêu thụ 1 – 2 quả chuối sau bữa ăn giúp ruột hoạt động tốt hơn.

Trong chuối còn giàu sắt, lượng sắt trong chuối cũng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn.

+ Dưa hấu

Trong loại quả này chứa nhiều kali, vitamin C, canxi cũng như nhiều khoáng chất cần thiết, dưa hấu có tác dụng giải nhiệt, giúp lợi tiểu và tăng cường khả năng phục hồi của da. Bên cạnh đó nhờ lượng nước dồi dào, việc bổ sung dưa hấu sẽ giúp các mẹ bổ sung nước cho cơ thể, giúp sữa tiết nhiều hơn.

+ Đu đủ

Chứa nhiều chất khoáng cùng các vitamin, kẽm, sắt, chất xơ, đu đủ là loại quả tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa. Ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng.

Các mẹ có thể hầm cùng chân giò, món ăn này rất lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc

Nếu bị táo bón, các mẹ nên ăn một miếng đu đủ nhỏ tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Đối với đu đủ vừa chín tới các mẹ có thể hầm cùng chân giò, món ăn này rất lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc.

+ Táo

Trong quả táo chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, chất xơ và là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn của mẹ muốn giảm cân sau sinh mổ. Chỉ với 1 quả táo mỗi ngày, các chị em đã bổ sung vào cơ thể rất nhiều dưỡng chất tốt. Ngoài ra, lượng kali, chất chống oxy hóa, canxi có nhiều trong táo còn giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc cảm cúm.

Hy vọng với những chia sẻ quanh chủ đề các mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không, bao lâu thì ăn được sầu riêng cũng như các loại hoa quả tốt cho phụ nữ sau sinh và cho con bú, các chị em phụ nữ đã có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân và con nhỏ an toàn và hiệu quả.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version