Măng tây
Măng tây luôn được xếp vào những loại rau chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất độc hại, cần phải được loại bỏ trước khi ăn, bằng cách chần sơ qua trước khi bắt đầu cho chúng vào chế biến.
Đối với măng tây, bạn chỉ cần chần qua từ 2-3 phút đã có thể loại bỏ được phần lớn các chất độc hại có trong nó.
Sau khi chần xong, bạn hãy cho măng tây vào nước lạnh, để khi vớt ra chế biến, món ăn sẽ giòn và có màu xanh đẹp mắt hơn.
Súp lơ
Súp lơ rất ngon và giàu dinh dưỡng nhưng điều khiến các gia đình còn phân vân khi lựa chọn đó là quá trình rửa súp lơ không hề dễ dàng. Bề mặt súp lơ có nhiều lỗ li ti, có thể chứa nhiều bụi bẩn, các loại thuốc bảo vệ thực vật, hay thậm chí chứa những con bọ nhỏ.
Việc chần súp lơ qua nước sôi vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa giúp chúng chín nhanh hơn, giòn hơn, và giữ được màu xanh tự nhiên sau khi xào.
Măng
Măng là loại thực phẩm chứa axit oxalic và gluxit, hai chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày có thể tạo ra một loại axit dễ gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Thế nhưng, để chất độc trong măng bay hơi thì bạn có thể chần qua với nước sôi trước.
Sau khi xắt lát măng mỏng, bạn đem luộc qua với nước sôi trong khoảng vài phút. Trong quá trình luộc cần chú ý không đậy kín nắp nồi, từ đó mới giúp chất độc trong măng bay hơi ra ngoài. Cuối cùng, bạn vớt măng ra và rửa lại với nước lạnh rồi chế biến tùy theo khẩu vị gia đình.
Rau chân vịt
Nên chần qua rau chân vịt trước khi chế biến, nguyên nhân là do trong rau chân vịt có chứa chất axit oxalic. Đây là một loại axit có khả năng làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi chần qua loại rau này với nước nóng sẽ giúp loại bỏ một lượng lớn axit oxalic, từ đó, những tác động xấu cho cơ thể do chất này gây ra cũng được giảm thiểu.
Nếu như bạn giữ thói quen không cần chần rau chân vịt mà cho vào xào luôn thì lâu dần có thể sẽ bị loãng xương, sỏi thận hoặc sỏi mật. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số loại rau chứa nhiều axit oxalic khác như rau dền, rau bina, rau mồng tơi…
Các loại thịt, xương
Các miếng thịt lớn, chẳng hạn như miếng ức gà, chân gà, cánh gà, xương lợn… nên được chần qua một lượt nước trong vòng 2-5 phút rồi vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh, rồi mới đem nấu canh hay chiên, nướng.
Khi được chần qua nước nóng, protein trong thịt và xương sẽ đông lại, các vết máu và các chất có mùi dễ thoát ra ngoài, giúp món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Hải sản có mùi nồng
Hải sản khi mua về do điều kiện thời tiết và bảo quản không cẩn thận sẽ rất dễ bị hỏng và phát ra mùi tanh nồng. Lúc này, bạn hãy chần hải sản qua trước khi nấu và nhớ cho thêm vài lát gừng để khử mùi tanh đặc trưng của hải sản.