Nên uống nước rau má thời điểm nào trong ngày?
Nước rau má có thể dùng trong cả ngày, tuy nhiên “thời điểm vàng” để thưởng thức nước rau má là vào buổi sáng hoặc khi vừa ép xong. Nguyên nhân, nước rau má càng để lâu càng dễ mất chất dinh dưỡng, làm sinh sôi vi khuẩn. Hơn nữa buổi sáng là thời điểm cơ thể cần bổ sung nước nên sẽ hấp thụ được trọn vẹn lợi ích từ rau má.
Ngoài ra, khi ăn các thức ăn có hơi hàn lạnh hoặc tính nóng, các gia đình cũng nên dùng thêm nước rau má để điều hòa thân nhiệt. Nên uống loại nước này khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.
Ngược lại, mọi người không nên dùng nước rau má nếu ngay sau đó phải ra ngoài trời nắng hoặc đi lao động vì có thể gây sốc nhiệt. Vì cơ thể sau khi uống nước rau má đang cảm thấy mát mẻ, khoan khoái, tiếp xúc với trời nắng sẽ chưa kịp điều hòa thân nhiệt.
Nếu đang uống thuốc, bạn cũng không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe. Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai cũng cần thận trọng với việc sử dụng nước rau má.
Khi bạn bị lạnh bụng, tiêu chảy thì không nên uống nước rau má bởi vì rau má vốn có tính hàn, nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Điều đó dẫn đến mất nước và ảnh hưởng tới chức năng điện giải.
Uống bao nhiêu rau má mỗi ngày?
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc rau má và trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngưng ít nhất nửa tháng rồi dùng tiếp. Thời gian uống nước rau má lý tưởng là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.
Bên canh đó, rau má khô cũng được dùng phổ biến với những công dụng tương tự, việc bảo quản và cách chế biến cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nước rau má khô còn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể và gây ra hiện tượng phản tác dụng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày
Một số cách sử dụng rau má
Nước giải khát trong mùa hè: Mang rau má tươi đi rửa sạch, giã, xay nát. Sau đó cho thêm nước vào vắt và lọc bỏ bã. Thêm vào một ít muối cho dễ uống. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 – 40g rau má tươi.
Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
Tốt cho tiêu hóa: Rau má tươi luộc với một chút muối. Ăn rau, uống nước luộc rau má để bồi bổ cho hệ tiêu hóa.
Trà giải nhiệt: Chuẩn bị rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g ở dạng khô. Sao giòn các vị thuốc, tán vụn trộn đều. Ngày dùng 30 – 40g bằng cách hãm với nước sôi khoảng 10 phút. Uống thay trà trong ngày.
Đắp mặt nạ rau má làm đẹp da: Xay nhuyễn 1 nắm lá rau má tươi, lọc lấy nước cốt rồi hòa thêm 2 muỗng mật ong, sau đó trộn đều. Làm sạch da, thoa hỗn hợp trên lên mặt, mát xa nhẹ da mặt. Để nguyên hỗn hợp khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.