Thứ sáu, Tháng mười hai 6, 2024
spot_img
HomeMẹo hay1 thứ ai cũng dùng 2 lần/ngày nhưng lại cực "bẩn", âm...

1 thứ ai cũng dùng 2 lần/ngày nhưng lại cực “bẩn”, âm thầm đưa vi khuẩn vào miệng mà không hay


Từ nhỏ đến lớn, hầu như ông bà, cha mẹ đều dặn chúng ta phải đánh răng trước khi đi ngủ. Việc này không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe răng miệng nói riêng, mà còn giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Đánh răng giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng, ngăn chặn sự hình thành của các vết sâu và bệnh nha chu.

Bên cạnh đó, việc đánh răng đều đặn cũng duy trì hơi thở tươi mới và sạch sẽ. Khi chúng ta ăn uống xong, các vụn thức ăn sẽ mắc kẹt ở kẽ răng và gây mùi hôi. Lúc này, đánh răng sẽ loại bỏ hầu hết các tế bào chết cũng như thức ăn kẹt lại, giúp ngăn chặn mùi hôi và tạo cảm giác tự tin khi giao tiếp.

Đánh răng là việc quen thuộc mà mọi người đều làm ít nhất 2 lần/ngày.

Công cụ hỗ trợ chúng ta vệ sinh răng miệng thường là bàn chải đánh răng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe. Nhưng hầu như ai cũng lười và chỉ thay mới cho tới khi lông bàn chải bị xơ hoàn toàn.

Bàn chải đánh răng “bẩn” như thế nào?

Tại bất cứ thời điểm nào, luôn có khoảng 100 – 200 loại vi khuẩn khác nhau sinh sống trong miệng của mỗi người. Theo Ann Wei – một nha sĩ đang làm việc tại San Francisco (Mỹ) cho hay, trong khoang miệng chưa được làm sạch thường có nhiều vi trùng với số lượng như một sàn nhà tắm bẩn.

Khi chúng ta đánh răng hàng ngày, lượng vi khuẩn cũng từ đó mà tích tụ và sinh sôi theo cấp số nhân. Chưa kể nhà tắm là một môi trường ẩm ướt, rất thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển. Cho nên chỉ sau vài tháng không thay mới, bàn chải đánh răng sẽ là nơi “ươm mầm” bệnh tật cho chính bạn và cả gia đình.

Nhìn nhỏ bé vậy thôi nhưng bàn chải đánh răng lại chứa vô vàn vi khuẩn gây bệnh.

Thêm vào đó, chính bàn chải đánh răng lại là một “thỏi nam châm nhỏ” hút vi khuẩn, tích tụ bụi bẩn từ các nguồn khác nhau. Lấy ví dụ, nếu để bàn chải đánh răng trong phòng tắm, nó sẽ hút những vi khuẩn bắn ra khi chúng ta rửa tay. Điều đó có nghĩa, chúng ta đã nhận lại những gì đã rửa đi từ đôi tay của mình.

Nguy hiểm hơn cả, khi chúng ta xả nước bồn cầu sau khi đi vệ sinh mà không đóng nắp, các tia nước chứa vi khuẩn sẽ bắn ra và lan tỏa khắp nhà tắm. Một nghiên cứu của Anh đã phát hiện ra rằng, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy có thể bay cao tới 25cm trong nhà vệ sinh.

Nếu chúng ta để bàn chải đánh răng hớ hênh trong nhà tắm như vậy, các tia nước chứa vi khuẩn sẽ bám vào bàn chải và sản sinh cực mạnh ở đó. Một khảo sát tại trường Đại học Manchester (Anh) đã cho thấy, trung bình 1 chiếc bàn chải đánh răng lâu ngày chứa đến 10 triệu vi khuẩn, bao gồm cả tụ cầu khuẩn và E.coli.

Nên vứt bỏ bàn chải lâu ngày và thay mới để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

Vậy làm thế nào để giữ cho bàn chải sạch?

Sau khi đánh răng, đừng quên làm sạch bàn chải để loại bỏ những mảng bám thừa từ thực phẩm, hoặc vi khuẩn miệng còn sót lại trong đầu. Để làm điều này, đặt nó dưới tia nước máy bằng cách chà xát bàn chải bằng ngón tay cái của bạn để làm mềm lông.

Ngoài ra, bạn hãy thực hiện một số công việc sau để bàn chải luôn sạch sẽ và ít bị nhiễm khuẩn nhất:

– Thay bàn chải mới: Bạn nên thay mới bàn chải của bạn 3-4 tháng/lần, hoặc khi bàn chải bị bong hoặc sờn. Việc thay mới đảm bảo rằng bạn đang sử dụng bàn chải một cách có hiệu quả và giúp bàn chải tránh khỏi vi trùng.

– Không dùng chung bàn chải đánh răng: Nếu bạn thực sự muốn an toàn, tốt nhất mỗi người trong gia đình hãy dùng riêng bàn chải với nhau, tránh lây nhiễm chéo bệnh tật do dùng chung vật dụng.

– Làm sạch lông bàn chải: Thỉnh thoảng hãy ngâm đầu lông bàn chải trong nước oxy già hoặc nước súc miệng diệt khuẩn, đặc biệt là khi lỡ rơi bàn chải xuống sàn. Sau mỗi lần chải răng, cần làm sạch đầu bàn chải với nước máy hay xà bông diệt khuẩn, đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch và không còn mùi xà phòng vương lại.

Mỗi lần đánh răng xong hãy vệ sinh bàn chải thật sạch.

– Luôn luôn đậy nắp bồn cầu: Việc đậy nắp bồn cầu là để tránh các tia nước chứa vi khuẩn bắn lên khi dội nước, hạn chế việc vi khuẩn phát tán ra ngoài không khí.

– Không để bàn chải trong hộp kín: Không nên đặt bàn chải đánh răng trong tủ kín, bởi môi trường tối và ẩm ướt sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn. Tốt nhất là nên đặt ở nơi thoáng mát và không đặt chung bàn chải với nhau. Nếu buộc phải để chung, hãy chắc chắn rằng đầu bàn chải không chạm vào nhau.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments