Home Mẹo hay 10 loại rau thảo mộc không thể thiếu trong vườn nhà, vừa...

10 loại rau thảo mộc không thể thiếu trong vườn nhà, vừa tiết kiệm vừa có tác dụng chữa bách bệnh!


Các loại rau gia vị hay thảo mộc của Việt Nam đều có khả năng sinh trưởng tốt ở thời tiết khô hạn, đất ít dinh dưỡng. Không chỉ vậy, với khả năng đâm chồi từ nhánh (húng lũi), rễ (dấp cá); rơi hạt tự lên (tía tô, hương nhu, ngãi cứu), các loại rau gia vị được xem là bạn tốt của người làm vườn – chỉ cần trồng một lần, thu hoạch nhiều năm.

Dưới đây là các loại rau gia vị/thảo dược bạn có thể xem xét trồng trong khu vườn/ban công hay trong nhà để tiết kiệm chi phí quanh năm:

1.    Cây hương thảo (Rosemary) 

Đúng với tên gọi, loại thảo mộc này có mùi hương rất thơm, có tác dụng thư giãn và cải thiện trí nhớ của bạn. Trong một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Northumbria ,ở Anh, những bài trắc nghiệm về trí nhớ được thực hiện tốt hơn ở cùng một nhóm người khi cho hương của cây hương thảo vào phòng. 
Cây hương thảo phát triển tốt nhất khi được đặt dưới ánh nắng mặt trời và tưới nước thường xuyên. Tất cả những gì bạn cần làm là chạm nhẹ vào nó và nó sẽ phát ra mùi hương rất thơm. 

2.    Húng tây (Thyme)

Húng tây từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược cho các vấn đề về đường hô hấp như viêm phế quản. Bên cạnh đó, nó cũng có tính chất sát trùng. Tốt hơn, húng tây là một trong số rất ít các loại thảo mộc không chứa calories nên chúng cũng thường được sử dụng trong các thực đơn giảm cân. Húng tây thường được sử dụng để làm tăng thêm hương vị cho các món súp, xà lách…v…v…
Với kích thước nhỏ, húng tây khá thích hợp để trồng trong nhà, chỉ cần bạn đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh nắng mặt trời. 

3.    Hoa oải hương (Lavender)

Hoa oải hương không chỉ là một loại cây đẹp và được nhiều phụ nữ yêu thích, chúng còn có khá nhiều lợi ích sức khỏe mà ít ai biết đến. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa oải hương có tác dụng an thần rất tốt. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa tương tự polyphenols có khả năng chống lại các chứng bụng đầy hơi.  
Hoa oải hương sẽ thích hợp hơn khi được trồng ngoài trời và hứng đủ lượng nắng đến 8 giờ sáng mỗi ngày. Nếu bạn vẫn lựa chọn trồng hoa oải hương trong nhà thì cần chú ý đến đất và chậu trồng, bởi lẽ, hoa oải hương “đòi hỏi” một hệ thống cấp thoát nước hơn các loại cây khác.

4.    Tía tô (Perilla macrostachya)

Lá tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài sử dụng như một loại rau gia vị, loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tía tô có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khô hạn, tuy nhiên, nếu bạn tưới nước đầy đủ, cây sẽ phát triển nhanh vượt bậc. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, cây sẽ ra hoa và đến tháng thứ 4, bạn sẽ phát hiện có khá nhiều cây tía tô con trong vườn hay trong chậu.

5.    Rau mùi/ngò tây (Parsley)

Rau mùi tây đã trở nên quá quen thuộc trong các món pizza, cơm kiểu tây, nước sốt salad…v…v…v…Và bạn sẽ càng thích ăn chúng hơn nữa khi biết rằng rau mùi tây có chứa nhiều vitamin A, C, K, chỉ cần một muỗng canh là đủ cho nguồn dinh dưỡng một ngày của bạn. 
Rau mùi tây không cần nhiều ánh sáng mặt trời nên bạn có thể trồng dễ dàng trong nhà. Tuy nhiên, rau mùi tây sẽ sinh trưởng chậm hơn các loại rau khác nhưng chúng xứng đáng để chờ đợi mà, phải không?

 

6.    Cây xô thơm (Sage)

Cây xô thơm có đặc tính khử trùng và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa rất tốt. Đó cũng là lý do tại sao cây xô thơm thường xuất hiện trong thành phần các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt.  Cây xô thơm cũng đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để “đánh bật” lo lắng và mệt mỏi, và được cho là một chất giúp tăng cường bộ nhớ.
Cây xô thơm đòi hỏi nhiều sự chăm sóc hơn các loại cây khác, trong đó, yếu tố đất cần được quan tâm hơn cả. 

7.  Rau mùi (Cilantro)

Rau mùi xuất hiện trong hầu hết các món ăn châu Á. Chúng cung cấp chất xơ, sắt cho cơ thể. Tác dụng của rau mùi là giúp thanh lọc cơ thể và đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Rễ của rau mùi khá sâu nên thường đòi hỏi trồng trong chậu cao nhiều đất hoặc trồng hẳn dưới mặt đất. Chúng không thật sự thích hợp để trồng trong nhà. 

8.    Hẹ (Chives)

Hẹ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn . Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi kết hợp hẹ với các loại rau họ Allium (hành, tỏi, hành tây, v…v…) sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, bao gồm cả ung thu tuyến tiền liệt, dạ dày, và ung thư vú. Sự kết hợp này cũng rất tốt cho người đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
Và thật hay vì hẹ là một trong những loại thảo mộc dễ trồng nhất. Không cần nhiều ánh sáng, không cần nhiều diện tích và cũng không cần chăm tưới mỗi ngày. 

9.    Thì là (Dill)

Thì là không chỉ là gia vị dành cho món canh chua, chúng còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa (tươnng tự beta-carotene) tuyệt vời. Và thì là thì rất tốt để chữa ho và các chứng cảm lạnh thông thường. 
Tương tự rau mùi, thì là cũng cần nhiều ánh sáng và nhiều đất nên sẽ thuận tiện hơn khi trồng ngoài trời. Thì là chỉ cần tưới nước một lần một tuần nên nếu bạn trồng trong nhà thì cần chú ý thay đổi cho phù hợp nhé.

10.      Bạc hà (Mentha)

Vitamin A có nhiều trong bạc hà, chỉ cần 2 muỗng canh nước ép bạc hà mỗi ngày là đã đảm bảo lượng cung cấp vitamin A cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạc hà còn tốt cho hơi thở, tiêu hóa, chống buồn nôn, đau đầu, rối loạn hô hấp, hen suyễn và sâu răng. Gần đây, nhiều nghiên cứu còn cho thấy dầu bạc hà có tác dụng tích cực đối với các hoạt động thể dục thể thao, cụ thể là nhịp thở và huyết áp. 

Bạc hà rất dễ trồng và phát triển rất nhanh nên bạn hãy sẵn sàng cho chúng một khoản đất nhỏ ở ngoài trời nhé. 



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version