Home Mẹo hay Vào tháng Chạp đừng để trong nhà xuất hiện thứ này vì...

Vào tháng Chạp đừng để trong nhà xuất hiện thứ này vì là dấu hiệu của sự không may và nguy cơ ung thư, mưa rét càng dễ sinh sôi


Xuất hiện nấm mốc trong nhà không chỉ là dấu hiệu xui xẻo mà còn là mầm mống ung thư!

Theo quan niệm dân gian, nấm mốc xuất hiện trong nhà trong tháng Chạp hay đầu năm là một điềm xui xẻo. 

Theo phong thủy, nhà cửa bị ẩm ướt, rêu mốc, lên nấm mốc không những mất vệ sinh mà còn là dấu hiệu của tà khí. Từ tháng Chạp, người ta cần có sự chuẩn bị chỉn chu, nhà cửa cần sạch sẽ, tươm tất để đón vận khí tốt, đón những hi vọng mới tươi sáng. 

Theo quan niệm dân gian, từ tháng Chạp, nếu xuất hiện nấm mốc trong nhà thì không tốt. (Ảnh minh họa)

Nếu nhà cửa vẫn không đảm bảo sạch sẽ, đặc biệt là tình trạng nấm mốc xuất hiện thì được coi là khởi đầu kém may mắn, thậm chí mang nhiều vận xui xẻo cho gia chủ. Vì thế, mọi người nên lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong nhà cần phải sửa chữa chỗ nào thì nên sửa ngay. Đặc biệt cần kiểm tra kỹ trong nhà có ổ nấm mốc nào thì cần “tiêu diệt” gấp, tránh những điều đen đủi trong năm mới.

Đáng nói, nấm mốc rất dễ xuất hiện trong tình hình thời tiết hiện nay – có mưa phùn, trời ẩm. 

Trời rét đậm kèm theo mưa phùn càng làm lạnh sâu, tình trạng thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi để phát triển nấm mốc. Ảnh minh họa

Trời rét đậm kèm theo mưa phùn càng làm lạnh sâu, tình trạng thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi để phát triển nấm mốc. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), nếu vô tình tiếp xúc với nấm mốc, người dân có thể gặp các vấn đề về hô hấp, dị ứng, khi ăn thực phẩm chứa nấm mốc sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư. 

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế), nấm mốc chứa các loại mycotoxins, có thể gây ra các phản ứng độc hại trong cơ thể. Một trong số các mycotoxins được biết đến nhiều nhất là aflatoxin, sản xuất bởi các loại nấm mốc như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. 

Nấm mốc chứa các loại mycotoxins, có thể gây ra các phản ứng độc hại trong cơ thể, là mầm mống gây ung thư. (Ảnh minh họa)

Đây là một chất gây ung thư mạnh, có liên quan đến ung thư gan. Aflatoxin có thể gây đột biến DNA và gây tổn thương tế bào, dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư…  Do đó, điều quan trọng là bạn cần giữ nhà ở sạch sẽ, lau dọn sạch nấm mốc, vứt bỏ thực phẩm có dấu hiệu bị mốc…

Đâu là những thứ dễ bị nấm mốc tấn công trong ngôi nhà của bạn?

Các chuyên gia nhận định, khi nấm mốc xuất hiện thì đồ dùng, vật dụng thường xuất hiện mùi ẩm mốc hoặc mùi đất, vết mốc đen, trắng, xanh, vàng…, bề mặt ẩm ướt, đồ dùng bị hư hỏng, người trong nhà bị hắt hơi, ho, nghẹt mũi, mắt đỏ không rõ nguyên nhân… Những thứ dễ bị nấm mốc tấn công nhất, bao gồm:

1. Một số loại thực phẩm

Những loại thực phẩm dễ bị nấm mốc tấn công khi trời mưa rét, ẩm ướt bao gồm bánh mì, các sản phẩm từ ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, các loại đậu… Những loại trái cây, rau củ, nhất là những loại có bề mặt bị ôi hỏng, được cắt ra dùng một phần đều dễ bị nấm mốc tấn công.

 

Ngoài ra, những thực phẩm để lâu bên ngoài tủ lạnh như pho mát, các sản phẩm từ sữa, thịt, thủy hải sản…, đặc biệt là các loại hạt, đồ ăn sẵn đã mở bao bì như hạt điều, hạt hướng dương… cũng cần chú ý.

Các loại hạt, đồ ăn sẵn đã mở bao bì như hạt điều, hạt hướng dương… dễ bị lên mốc. (Ảnh minh họa)

Bạn nên kiểm tra lại những khu vực bảo quản nhóm thực phẩm này. Nếu thực phẩm xuất hiện nấm mốc thì nên vứt bỏ càng sớm càng tốt.

2. Đồ dùng nhà bếp

Những vật dụng nhà bếp như giẻ rửa bát, bàn chải, khăn lau thường xuyên tiếp xúc với nước, thức ăn, dễ tích tụ độ ẩm và mảnh vụn thức ăn nên dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Máy xay sinh tố, máy ép trái cây… cần kiểm tra lại vì nếu không làm sạch kỹ, thức ăn sót lại có thể là nguồn nuôi dưỡng nấm mốc.

Bát đĩa, đũa thìa, nhất là đũa gỗ, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài, dễ có nguy cơ bị lên mốc, cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng. Kệ và tủ bếp cũng cần giữ khô ráo, sạch sẽ, nhất là ngóc ngách khó lau chùi.

Đũa gỗ dễ bị lên mốc trong thời tiết hiện nay. (Ảnh minh họa)

3. Phòng tắm

Do thường xuyên tiếp xúc với hơi nước, môi trường ẩm ướt trong phòng tắm rất dễ xuất hiện nấm mốc.

Chúng có thể xuất hiện ở nền nhà tắm, vòi tắm hoa sen, các khe kẽ ít để ý… Do đó đừng quên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tắm, đi WC để tránh lên nấm mốc.

4. Đồ dùng trong nhà ở

Những đồ vật bằng vải như rèm cửa, thảm, đệm, ghế sofa có thể hấp thụ độ ẩm và trở thành nơi lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. Bạn cũng cần chú ý vệ sinh những khu vực này để tránh mắc bệnh đáng tiếc.

Chuyên gia khuyên, để giảm thiểu nguy cơ mọc nấm mốc trong nhà, mọi người nên giữ cho nhà cửa khô ráo, thông thoáng và sạch sẽ, đồng thời sử dụng máy hút ẩm và thông gió tốt để kiểm soát độ ẩm trong không khí…



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version