Rau đắng biển
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thành phần của rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng. Loại rau này dùng để nhúng lẩu, nấu canh cá lóc, cá đồng… hoặc thậm chí là chấm kho quẹt đều rất hợp.
Trong Y học Ấn Độ từ ít nhất 3000 năm trước đã sử dụng loại rau này để trị bệnh, đặc biệt là cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Còn với y học cổ truyền Việt Nam, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, lợi tiểu, tiêu thũng.
Theo như nghiên cứu, chiếu xuất của rau đắng biển có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư khi thử nghiệm trên chuột cống trắng chúng có tác dụng chống lão hóa, chống gốc tự do mạnh, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ tế bào não, giảm mệt mỏi về tinh thần, cải thiện trí nhớ…
Mướp đắng
Quả mướp đắng hay còn gọi là khổ qua được nhiều người biết tới. Nhưng nhiều người chê vị đắng của mướp đắng mà không biết rằng chúng thực sự rất tốt cho sức khỏe.
Bằng cách nhấm nháp một ít nước ép mướp đắng mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ lượng rượu còn tồn đọng trong gan của bạn. Nước ép này làm sạch ruột của bạn cũng như chữa lành nhiều vấn đề về gan.
Trong thành phần của mướp đắng có chứa một hợp chất có tên Momordica Charantia cung cấp khả năng bảo vệ chống lại suy gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Nó cũng tăng cường hoạt động của bàng quang.
Mướp đắng còn có thể thúc đẩy quá trình bài tiết mật, làm cho gan của chúng ta tiêu hóa tốt hơn, ngoài ra còn có thể thúc đẩy hoạt động của gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Rau ngải cứu
Theo y học cổ truyền thì rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.