Khi lựa chọn cây trồng trong vườn, ngoài việc lựa chọn cây phù hợp thì việc chọn vị trí trồng cây cũng quan trọng không kém. Theo phong thuỷ, có một số loại cây chỉ thích hợp trồng phía sau ngôi nhà. Chúng được ví như “thần giữ của”, từ đó giúp gia chủ ngày càng giàu có.
Cây xương rồng
Một đặc trưng của cây xương rồng là có nhiều gai nhọn, vậy nên theo phong thuỷ nó mang năng lượng xấu, không thích hợp trồng trước nhà. Vị trí này có thể khiến hình thành một bức tường năng lượng tiêu cực, cản trở năng lượng tích cực vào nhà.
Phía trước nhà cũng là nơi con người thường xuyên qua lại. Gai nhọn của xương rồng có thể gây nguy hiểm cho con người, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ.
Trồng cây xương rồng sau nhà không chỉ mang đến sự an toàn cho các thành viên trong nhà mà còn không làm ảnh hưởng tới năng lượng chảy vào nhà.
Cây trúc
Cây trúc có thân thẳng và được chia làm nhiều đốt. Chiều cao của cây vào khoảng 2-3m, mọc thành khóm.
Từ xưa xa, người ta đã coi cây trúc như là một biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất, chính trực của người quân tử. Về mặt phong thuỷ, trồng cây trúc trong vườn nhà sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc ngày càng tăng tiến.
Vị trí thích hợp nhất để trồng cây trúc chính là sau nhà. Nó giúp các thành viên trong nhà ngày càng gắn bó và hạnh phúc hơn.
Không nên trồng trúc trước nhà bởi chiều cao của cây trúc sẽ làm chắn tầm nhìn cũng như cản ánh sáng và tài lộc không cho chúng đi vào nhà.
Cây bồ đề
Cây bồ đề được xem là loài cây linh thiêng, gắn liền với Phật pháp. Ở trong môi trường tự nhiên, chiều cao của nó có thể lên tới 20 – 25m. Khi trồng trong chậu, người ta có thể dễ dàng uốn cong các cành cây, tạo ra các thế bonsai độc đáo, đẹp mắt. Lá bồ đồ độc đáo với kích thước to, hình tim lại có gân lá hình chân chim rõ nét.
Loài cây này tượng trưng cho sự giác ngộ, sự tỉnh thức, sự thông suốt. Phong thuỷ cũng cho rằng cây có tác dụng trừ ma, thanh tẩy. Từ đó, nó giúp mang đến cho gia đình bình an, may mắn.
Cũng chính vì cây cao, tán lá um tùm nên không thích hợp trồng bồ đề ở trước nhà, sẽ làm cản trở ánh sáng và khí tốt. Trồng bồ đề sau nhà thì chẳng khác nào ngôi nhà được Phật che chở, bảo vệ.
Cây dâu tằm
Là người Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với cây dâu tằm. Chúng thường mọc dại ở bờ rào, được trồng trong vườn nhà để lấy quả,… Hiện nay, người ta còn trồng cây bonsai dâu tằm như một thú vui.
Thế nhưng người ta không trồng cây dâu tằm trước nhà bởi tên gọi của nó trong tiếng Hán có cách phát âm là “tang”. Nó khiến chúng ta liên tưởng đến tang tóc, tang thương, là những điều không vui. Tài lộc vì vậy mà đứt đoạn.
Cây dâu tằm mang âm khí mạnh, phía sau nhà theo quan niệm lại là nơi ma quỷ tìm đường vào nhà, rất thích hợp để trồng cây. Sân sau có âm khí mạnh, ma quỷ sẽ cho rằng nơi này đã có kẻ chế ngự và không dám nhòm ngó nữa. Gia đình nhờ vậy mà ngày càng êm ấm, công việc ngày càng thuận lợi.
Cây chuối cảnh
Chuối cảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang vẻ đẹp hiện đại. Chiều cao của chuối cảnh khoảng 1 – 1,5m với những chiếc lá to, dài ấn tượng.
Về mặt phong thuỷ, loại cây này có tác dụng hấp thu năng lượng tiêu cực, kích thích năng lượng tích cực, giúp gia chủ thu hút may mắn, tài lộc. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều gia đình thích trồng cây chuối cảnh.
Nhưng cũng như những cây cảnh phía trên, tán lá rộng và rậm rạp của chuối cảnh khiến nó không phù hợp để trồng trước nhà. Nó khiến gia chủ gặp khó khăn trong việc quan sát, ngôi nhà cũng không nhận được ánh sáng tự nhiên cần thiết.
Khi trồng chuối cảnh ở sau nhà, tán lá của cây sẽ tạo thành lớp chắn giúp bảo vệ khỏi luồng khí lạnh từ phương Bắc, đồng thời cũng giảm bớt cái nắng gắt vào buổi chiều từ hướng Tây.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm