Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
spot_img
HomeKhỏe Đẹp5 loại rau là cây thuốc được Bộ Y tế công nhận:...

5 loại rau là cây thuốc được Bộ Y tế công nhận: Có đầy trong vườn nhà, nhiều người không biết hay nhổ bỏ


Việt Nam là một trong những nước có nhiều cây thuốc quý, rất tốt cho sức khoẻ. Trong số đó phải kể đến bạc hà, tía tô, kinh giới, đinh lăng, húng chanh. Đây là 5 loại rau quen thuộc được Bộ Y tế công nhận là cây thuốc và được sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

1. Bạc hà

Bạc hà có công dụng giải độc, chữa các bệnh cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ… Người bệnh có thể lấy lá bạc hà hãm nước sôi uống. Theo các nghiên cứu, nước ép từ lá bạc hà còn giúp hỗ trợ trị các vấn đề như tiêu chảy, làm dịu cơn đau dạ dày, dị ứng.

Đây còn là nguồn tinh dầu thơm từ tự nhiên, giàu monoterpen và sesquiterpene. Đặc biệt là có chứa menthol dùng chế biến thực phẩm, mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

cay-bac-ha

2. Kinh giới

Kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata, nguồn gốc ở châu Á, hay mọc ở những khu vực nhiều nắng, thân dạng hình vuông, mọc thẳng, với chiều cao khoảng 30 – 50cm. Hoa của loài cây này mọc thành cụm ở phía đầu cành, kích thước nhỏ và màu tím nhạt. Toàn thân kinh giới đều có mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay vì có nhiều tinh dầu.

Kinh giới tác dụng chữa các bệnh cảm cúm, rất tốt cho tim mạch, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ tiêu diệt các ký sinh trùng gây hại cho đường ruột, giúp làm sạch đường hô hấp, kháng khuẩn và phòng ngừa lão hoá rất hiệu quả.

3. Đinh lăng

Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta, nó còn tên gọi khác là cây gỏi cá vì nhiều người thường lấy lá cây này để ăn gỏi cá.

Theo các nghiên cứu, trong đinh lăng có các alcaloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin và vitamin B. Các axit amin như lyzin, cystein và methionin là những axit amin quý không thể thay thế được.

Ngoài ra, trong đông y, lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết và giải độc, lợi niệu, chống tanh hôi, tiêu mẩn ngứa. Lá đinh lăng được dùng ở trong các bài thuốc chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.

Ngoài ra, lá của cây đinh lăng còn được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa các chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và còn làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.

4. Húng chanh

Húng chanh còn được gọi là cây dương tử tô, rau thơm lông thuộc họ bạc hà. Loại rau sống rất quen thuộc này có thể chữa cảm cúm, sốt nóng về chiều, giúp chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chảy máu cam, táo bón.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá húng chanh có khả năng sản xuất ra loại tinh dầu có hàm lượng carvacrol, thymol, β-caryophyllene khá cao, mang nhiều đặc tính dược lý như chống khối u, chống oxy hóa, chống động kinh, chữa lành vết thương, kháng khuẩn, chống viêm, diệt ấu trùng và giảm đau.

5. Tía tô

1856331_b7698c2784aa45166ccde51229b0af1c

Lá tía tô có màu xanh đậm, bên trong có nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền khá nhiều bài thuốc từ dược liệu này và một số món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hay các bệnh hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường.

Ngoài ra, lá tía tô giúp làm đẹp da; điều trị gout và tốt cho tiêu hóa; giúp phòng bệnh ung thư; chữa bệnh về da; giúp hỗ trợ giảm cân; ổn định các bệnh lý miễn dịch tự nhiên.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments