Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
spot_img
HomeDinh Dưỡng5 lý do bạn nên hạn chế uống cà phê nếu đang...

5 lý do bạn nên hạn chế uống cà phê nếu đang gặp các vấn đề sức khỏe này


Cà phê, một thức uống quen thuộc hàng ngày, lại tiềm ẩn nhiều tác hại đối với những người mắc một số bệnh lý nhất định và đây là 5 tình trạng sức khỏe khiến bạn nên hạn chế uống cà phê.


Nếu bạn trào ngược axit hoặc GERD, lo lắng hay mất ngủ, thiếu máu do thiếu sắt… hãy cắt giảm uống cà phê hoặc tìm những loại thay thế phù hợp hơn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Trào ngược axit hoặc GERD (Bệnh trào ngược dạ dày thực quản)

Nếu bạn bị trào ngược axit hoặc GERD, uống cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Caffeine và axit trong cà phê kích thích sản sinh axit dạ dày, làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược.



Do đó, tốt nhất là hạn chế hoặc tránh uống cà phê nếu bạn bị trào ngược axit thường xuyên. Thay vào đó, hãy chọn các loại trà thảo mộc như hoa cúc hoặc gừng, nhẹ nhàng hơn với dạ dày và có thể giúp làm dịu các vấn đề về tiêu hóa.

Lo lắng hoặc mất ngủ

Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như bồn chồn, tim đập nhanh và khó ngủ. Đối với những người dễ bị lo âu, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến họ khó thư giãn.

Ngoài ra, caffeine là chất kích thích có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống cà phê vào cuối ngày hoặc thậm chí vào đầu buổi tối có thể làm gián đoạn khả năng chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ của bạn.

Xem thêm  10 loại rau tốt nhất để giúp giảm viêm

Vì vậy, bạn nên bỏ uống cà phê và thay vào đó là uống các loại trà thảo mộc như trà hoa oải hương hoặc rễ cây nữ lang là những lựa chọn thay thế tuyệt vời để thư giãn.

Thiếu máu do thiếu sắt

Uống cà phê có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là khi dùng trong bữa ăn. Tanin trong cà phê kết hợp với sắt tạo thành hợp chất khó hấp thu, làm giảm lượng sắt cơ thể hấp thụ được.

Nếu bạn đang thiếu máu do thiếu sắt, điều đặc biệt quan trọng là phải lưu ý đến thời điểm và lượng cà phê bạn uống.

Do đó, để giảm thiểu tác động của cà phê đến quá trình hấp thụ sắt, bạn nên đợi ít nhất một đến hai giờ giữa thời điểm uống cà phê và thời điểm ăn các bữa ăn. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt như rau lá xanh, các loại đậu và thịt đỏ.

Mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi lượng caffeine nạp vào cơ thể, vì lượng caffeine cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều caffeine trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và thậm chí là sảy thai.

Vì vậy, thay vì uống cà phê, hãy thay thế bằng sữa ấm với một chút nghệ tây hoặc bạch đậu khấu, có thể giúp làm dịu và bổ dưỡng.

Xem thêm  10 lợi ích sức khỏe của việc bổ sung hạt vừng vào chế độ ăn

Huyết áp cao

Caffeine làm tăng tạm thời huyết áp, gây áp lực lên tim và mạch máu. Ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.

Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao thì giảm lượng tiêu thụ hoặc lựa chọn cà phê không chứa caffeine có thể giúp kiểm soát huyết áp. Thậm chí, uống một số loại thảo mộc tốt cho tim mạch.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments