Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeTin mớiNgày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa ngày...

Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa ngày 20/11


20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam (tên gọi đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam). Ngày này không chỉ đơn thuần là ngày lễ tri ân các thầy cô giáo, mà còn là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. 

Ảnh minh họa: Internet

Nguồn gốc



Vào tháng 01/1946, tại Paris, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã ra đời với tên gọi là FISE (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô của Ba Lan, tổ chức này xây dựng bản Hiến chương Các nhà giáo.

Tháng 7/1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này. Đây chính là khởi đầu cho lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ảnh minh họa: Internet

Từ ngày 26 – 30/8/1975, tại Warszawa – thủ đô Ba Lan – diễn ra hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hội nghị quyết định lấy ngày 20/11/1958 là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, đó chính là nguồn gốc ngày 20/11.

Lần đầu tiên, vào ngày 20/11/1958, ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên khắp miền Bắc nước ta. Ngày 28/9/1982, theo nghị định của ngành Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, chính thức xác định ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ảnh minh họa: Internet

Ý nghĩa 

Tại Việt Nam, ngày 20/11 hằng năm không chỉ đơn thuần là ngày lễ tri ân các thầy cô giáo, mà còn là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Đây cũng là ngày mà học sinh dù còn nhỏ hay đã lớn, có dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ ta nên người.



Theo Tạp chí Gia Đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments