Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpThực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?


Mới đây trên mạng xã hội đã xuất hiện đoạn video quay tại một bếp ăn của một công ty cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh của một trường tiểu học tại TP Thủ Đức có dấu hiệu thực phẩm ôi thiu không đảm bảo an toàn, có mùi hôi.

Theo video này các sản phẩm như chân gà, xương gà có mùi hôi có màu đen nằm trong tủ đông. Một số sản phẩm như xúc xích, khu gia vị, đồ khô có một số can tương ớt không đập nắp, không nhãn mác.



Hiện trường học đã ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn bán trú với công ty nói trên, dù chân gà và xúc xích không nằm trong thực đơn của nhà trường. Đồng thời UBND TP Thủ Đức cũng đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra toàn bộ các cơ sở chế biến thực phẩm cung cấp suất ăn cho các trường học trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 30-10.

Bác sĩ nói gì về thực phẩm ôi thiu?

Bác sĩ Vi Thị Tươi, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng cho biết, tiêu thụ thực phẩm bị ôi thiu có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.

Theo đó thực phẩm ôi thiu sẽ thường mất mùi vị ban đầu, ngay cả các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị mất đi và gây mùi khó chịu.

“Khi bị hư hỏng, thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn, mặc dù không phải vi khuẩn nào cũng gây bệnh nhưng một số vi khuẩn gây loại hư hỏng thực phẩm có thể gây nguy hiểm. Ví dụ như Clostridium perfringens (nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng thịt và gia cầm) và Bacillus cereus (nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng sữa và kem) gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước…”- Bác sĩ Tươi nói.


Thực phẩm khi bị ôi thiu sẽ gây mất đi mùi vị, dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc khi ăn. Ảnh: Cartoon.

Ngoài ra, thực phẩm ôi thiu cũng dễ bị nấm mốc. Độc tố nấm mốc chứa độc tố cao, ăn lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hoặc gây ung thư. Trong đó Aflatoxin là một trong những độc tố nấm mốc độc nhất, phát triển trong ngũ cốc như ngô, lúa miến, lúa mì và gạo, hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng, hạt hướng dương, gia vị như ớt, tiêu, nghệ và gừng và các loại hạt khác như hạnh nhân, quả óc chó, dừa…

Khi sử dụng liều cao aflatoxin sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính, có thể đe dọa tính mạng, mà thường do tổn thương gan. Aflatoxin cũng đã được chứng minh là gây độc gen, làm hỏng DNA và gây ung thư.

Bên cạnh đó, ngũ cốc, hạt cà phê, gia vị, cam thảo… khi bị mốc còn có độc tố ochratoxin A, loại này gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hệ miễn dịch.

Ngoài ra các nhà khoa học cũng tìm ra độc tố patulin, thường được tìm thấy trong táo và các sản phẩm táo thối rữa, trong các loại trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm bị mốc khác.

Nấm Fusarium cũng thường xuất hiện ở các loại cây ngũ cốc, có thể gây tiêu chảy và vô sinh ở mức tiêu thụ cao.

Đối tượng nào dễ bị ngộ độc thực phẩm?

Bác sĩ Vi Thị Tươi cho rằng, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Một số người có thể bị nặng hơn như trẻ sơ sinh và trẻ em, người mang thai, người cao tuổi và các bệnh nhân có bệnh lý nền. Chính vì thế, người dân cần cẩn trọng khi lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments