Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeTin mớiBác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh...

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư


Một phần đoạn ruột được đưa ra ngoài để theo dõi sau khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Trao đổi với Tri Thức – Znews chiều 20/11, TS.BS Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, cho biết sau khi trải qua ca phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.

Trước đó, nam bệnh nhân N.M.T. (50 tuổi, ngụ Long An) nhập viện vì nuốt nghẹn. Bệnh nhân được được chẩn đoán là ung thư hạ hầu giai đoạn IVB. Bướu lan phía trên đến khẩu hầu, lan xuống dưới đến thực quản cổ, ra phía trước đến khí quản – sụn giáp, phía sau đến cân trước cột sống và di căn hạch cổ hai bên.



Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt trọn hầu – thực quản cổ – thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên.

Sau đó, ê-kíp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi theo kỹ thuật đã được cập nhật từ Viện Ung thư Quốc tế Osaka (Nhật Bản). Ê-kíp tạo hình – vi phẫu thực hiện khâu nối hai cuống mạch máu, rồi tái tạo hầu – thực quản cổ bằng vạt hỗng tràng tự do. Ca mổ diễn ra thành công.

Sau mổ, bệnh được theo dõi sát mỗi 2-3 giờ trong vòng 72 giờ đầu tiên và mỗi 6 giờ trong 5 ngày sau đó. Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân được tiến hành tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng mỗi ngày. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân đã có thể uống nước.

Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu – thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ – hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại – Đầu cổ – Hàm mặt, ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 – 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 35%.

Bệnh có đặc điểm là bướu đa ổ, lan dưới niêm và di căn hạch cổ sớm. Điều trị là sự kết hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm phẫu thuật ung thư – tạo hình, xạ trị, nội khoa ung thư, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và dinh dưỡng. Phẫu thuật được khuyến cáo với diện cắt rộng 2-3 cm, do đó, khuyết hổng thường rất lớn chiếm trọn chu vi hầu – thực quản.

Sau phẫu thuật điều trị, phẫu thuật tái tạo là bắt buộc để phục hồi lại chức năng sống cơ bản của người bệnh.

“Đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ có thể được thực hiện tại những trung tâm ung bướu có đầy đủ các chuyên khoa và được trang bị hiện đại”, PGS Khôi nói.

Sáng 19/11, Ban Giám đốc Bệnh viện đã trao quyết định khen thưởng cho ê-kíp thực hiện thành công trường hợp tái tạo hầu – thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi.



Theo Tạp chí Gia Đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments