Trưa hôm đó, sau giờ ăn trưa, cô Vương (giáo viên ở một trường cấp 2 tại Hàng Châu, Trung Quốc) đang ngồi trên bục giảng, chấm điểm bài tập về nhà cho học sinh thì bỗng có tiếng gọi thất thanh. “Cô Vương, có nam sinh ngã trong nhà vệ sinh”. Cô Vương chạy vào thì phát hiện một nam sinh khóc rên rỉ, 2 tay che miệng nhưng cũng không ngăn nổi dòng máu đang chảy ra.
Nhanh chóng kiểm tra, cô phát hiện học sinh này bị ngã ở nhà vệ sinh, miệng đập mạnh xuống sàn khiến 5 chiếc răng rụng văng ra ngoài khoang miệng. Cô Vương nhanh chóng nhặt những chiếc răng rụng, thả trực tiếp vào cốc sữa tươi chưa uống của mình, thông báo cho phụ huynh rồi nhanh chóng đưa nam sinh đi bệnh viện.
Ảnh minh họa |
Tại đây, những chiếc răng của nam sinh đã được các bác sĩ đưa về vị trí cũ. Sau một thời gian, hàm răng của cậu bé đã hoàn toàn hồi phục, có thể nở lại nụ cười tươi tăn như xưa.
Hóa ra, chính nhờ hành động này và cốc sữa tươi của cô đã “cứu vớt” hàm răng của nam sinh này.
“Một trong những cách tốt nhất để xử lý trong trường hợp ngã rụng chân răng ra là đưa ngay những chiếc răng bị gãy vào sữa tươi rồi gửi đến bệnh viện”, bác sĩ Song Pingping từ Bệnh viện Nha khoa Nhi Sanye (Trung Quốc) cho biết, vì làm như vậy có thể bảo vệ bề mặt chân răng và các tế bào ngoại vi nhiều nhất, điều này càng cải thiện tỷ lệ cấy ghép răng đã mất thành công.
Là bác sĩ chuyên điều trị răng trẻ em, cô [bác sĩ Song] thường xuyên gặp phải tình huống trẻ vô tình làm rụng răng. Gợi ý của cô là nếu trẻ va chạm và ngã, trước tiên bạn nên xác nhận xem trẻ có bất kỳ tình trạng chung nào như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn hay không. Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì trước tiên nên đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa để khám.
Nếu trẻ không có triệu chứng toàn thân và chủ yếu bị tác động vào răng thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện nha khoa để điều trị ngay. Nếu rụng răng thì tốt nhất nên tìm lại chiếc răng đó. Nếu tìm được thì tốt nhất rồi cần phải đến bệnh viện kịp thời.
“Đừng dùng tay nhặt phần chân răng mà hãy nhặt phần thường bị lộ ra ngoài của răng”, sau đó đưa đến bệnh viện. “Nếu răng rơi xuống đất, bẩn, đừng nên tráng qua nước hay dùng khăn giấy lau bởi nó sẽ đẩy nhanh quá trình chết tế bào dây chằng nha chu. Thay vào đó, hãy ngâm răng vào sữa tươi…”.
Cô cho biết, nếu bảo tồn được tế bào dây chằng nha chu thì tỷ lệ sống sót của răng ban đầu được cắm lại sẽ cao hơn rất nhiều. “Thông thường phải điều trị và theo dõi trong hai năm. Nếu không cứu được chân răng thì có thể làm răng giả cho trẻ, sau đó chờ đợi khi trẻ trưởng thành sẽ sử dụng phương pháp cấy ghép răng”, bác sĩ Song cho biết.
Trong trường hợp nhẹ hơn, trẻ em bị gãy một phần răng thì việc tìm lại phần răng gãy không quá quan trọng bởi có thể sử dụng vật liệu thay thế để sửa chữa răng.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy