Nghe điện thoại khi đang đi xe máy ô tô có thể ảnh hưởng tới việc lái xe, làm mất tập trung nên có thể nguy hiểm. Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng đã có những quy định cụ thể đối với hành vi này tại khoản 3, Điều 30, quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện một số hành vi, trong đó có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh.
Mặt khác, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức phạt đối với hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại và các thiết bị âm thanh, trừ thiết thiết bị trợ thính.
Cụ thể xử phạt hành vi vừa lái xe máy vừa nghe điện thoại như sau:
Đối với trường hợp điều khiển xe thô sơ, xe đạp, xe đạp điện mà sử dụng điện thoại khi lái xe thì sẽ bị phạt từ 80.000-100.000 đồng.
Ngoài ra còn có hành phạt bổ sug là: Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng; Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cẩn thận vi phạm hình sự ngồi tù
Trong trường hợp sử dụng điện thoại trong khi lái xe máy mà gây ra tai nạn nghiêm trọng thì người gây tai nạn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61-121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 2 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122-200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 7-15 năm:
a) Làm chết 3 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Từ những quy định trên, người dân nên có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Nếu cần nghe điện thoại nên dừng xe, táp vào lề đường để tránh nguy cơ gây tai nạn thiệt hại người vủ, tài sản và mối quan hệ.