Cho dù xem TV hay lướt điện thoại, bạn có nhiều khả năng tiêu thụ phần lớn hơn mà không nhận ra khi bị phân tâm. Thói quen này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và góp phần tăng cân, đặc biệt là tăng mỡ bụng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý Sức khỏe Hoa Kỳ, những người ăn trong khi xem TV hoặc đi bộ tiêu thụ nhiều gấp 5 lần so với những người không bị phân tâm trên bàn ăn khi ăn.
Uống quá nhiều rượu
Tiêu thụ quá nhiều chúng có thể dẫn đến tích tụ mỡ bụng vì cơ thể bạn ưu tiên chuyển hóa rượu hơn là đốt cháy chất béo.
Không giữ nước
Mất nước đôi khi có thể bị nhầm lẫn với cảm giác đói, dẫn đến ăn vặt và ăn quá nhiều không cần thiết. Hãy tạo thói quen uống nước suốt cả ngày để hỗ trợ các chức năng của cơ thể đồng thời kiểm soát cơn thèm ăn và hạn chế tích mỡ bụng.
Ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh có hàm lượng calo cao
Mặc dù thực phẩm giàu dinh dưỡng là cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh nhưng hãy chú ý đến khẩu phần ăn của bạn. Ví dụ, các loại hạt, quả bơ và dầu ô liu giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều calo.
Đi ăn ngoài quá thường xuyên
Bữa ăn tại nhà hàng thường chứa nhiều chất béo và đường. Đây là hai nguyên nhân góp phần đáng kể gây ra mỡ bụng. Vì vậy cần hạn chế đi ăn ngoài, hãy cân nhắc việc nấu ăn ở nhà để giúp bản thân kiểm soát tốt hơn các thành phần và khẩu phần ăn, đồng thời giảm lượng calo nạp vào và qua đó hạn chế tăng mỡ bụng.
Không ăn đủ trái cây và rau
Trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là những chất rất cần thiết cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không tiêu thụ đủ những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này có thể gây ra cảm giác thèm ăn những thực phẩm ít dinh dưỡng hơn và dẫn đến tăng mỡ bụng nhiều hơn.
Bỏ bữa
Theo Đại học Louisville, bỏ bữa có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của bạn và dẫn đến ăn quá nhiều vào cuối ngày. Do đó, bạn nên lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn trước có thể giúp bạn đi đúng hướng với mục tiêu giảm cân và duy trì lịch trình ăn uống phù hợp để không bị tăng mỡ bụng.
Không ăn đủ chất đạm
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng giúp bạn no lâu nhất và việc không tiêu thụ đủ chất này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những món ăn nhẹ không lành mạnh, góp phần gây ra mỡ bụng.
Dựa vào thực phẩm bổ sung
Mặc dù các chất bổ sung có thể có lợi nhưng việc chỉ dựa vào chúng để cung cấp dinh dưỡng không phải là một cách tiếp cận bền vững hoặc thiết thực.
Thay vào đó, hãy sử dụng chúng như chất để bổ sung cho chế độ ăn uống lành mạnh và giúp kiểm soát mỡ bụng.
Ăn vặt vô tâm
Ăn vặt suốt cả ngày mà không chú ý đến khẩu phần ăn và hàm lượng dinh dưỡng có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo và dẫn đến mỡ bụng tăng.
Để khuyến khích việc ăn uống có chánh niệm, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan khuyến nghị nên ăn uống có cấu trúc và ăn nhẹ, thưởng thức từng miếng và nhận biết các tín hiệu đói và no của cơ thể.
Những chiến lược này có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn, duy trì sự cân bằng lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống và giảm mỡ bụng.