Một trong những mối lo của các bậc cha mẹ là làm sao để biết được con mình có bị thiếu kẽm hay không? Bởi kẽm là một trong những nguyên tố quan trọng đối với quá trình phát triển của một đứa trẻ, nếu trẻ bị thiếu kẽm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm tọng.
Đối với trẻ em, các biểu hiện lâm sàng của trường hợp thiếu kẽm như là chậm tăng trưởng và phát triển, dễ bị nhiễm trùng, hay bị bệnh. Để biết chính xác tình trạng thiếu kẽm ở mức độ nào, trẻ cần tiến hành các xét nghiệm tại bệnh viện.
Những trẻ nào nên cảnh giác với tình trạng thiếu kẽm?
Ngoài những trẻ có sức khỏe tổng thể tốt và không mắc bệnh lý tiềm ẩn, 3 đối tượng trẻ dưới đây cần cảnh giác với tình trạng thiếu kẽm:
1. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn
Trong 4 – 6 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng kẽm, khoảng 2 mg mỗi ngày. Đến 7 – 12 tháng tuổi, trẻ cần 3-3,5 mg kẽm mỗi ngày (lượng khuyến nghị hằng ngày thay đổi đôi chút ở các quốc gia khác nhau). Nếu vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ sẽ không thể đáp ứng đủ lượng khuyến nghị hằng ngày.
Ngoài việc bú mẹ hoàn toàn, trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi cũng nên sớm cho trẻ ăn dặm nhiều loại thực phẩm bổ sung giàu kẽm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, ngũ cốc…
2. Trẻ bổ sung sắt lâu dài không đúng cách
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bổ sung một lượng lớn chất sắt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm. Tất nhiên, chỉ ăn thực phẩm bổ sung chất sắt sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ kẽm.
Tuy nhiên, nếu bổ sung một lượng lớn sắt, chẳng hạn như tổng liều vượt quá 25 mg, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm.
Cha mẹ không nên mua thuốc bổ sung sắt cho con khi chưa được phép. Nếu cần bổ sung sắt do thiếu máu do thiếu sắt hoặc các lý do khác, người mẹ nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. Trẻ nên bổ sung sắt giữa các bữa ăn để giảm thiểu ảnh hưởng đến quá trình hấp thu kẽm.
3. Trẻ kén ăn, ăn chay
Nếu trẻ không chịu ăn thịt, hải sản do kén ăn hoặc cha mẹ ăn chay quyết định cho trẻ ăn chay theo, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng kẽm hấp thụ của trẻ. Ngoài ra, bữa ăn chay thường chứa nhiều ngũ cốc và đậu, phytate trong những thành phần này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Dù từ góc độ sức khỏe tổng thể hay từ góc độ ngăn ngừa thiếu kẽm, đừng để trẻ ăn chay khi còn quá nhỏ và cũng đừng chiều theo sở thích kén ăn của trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Trẻ bị thiếu kẽm sẽ gây ra hậu quả gì?
Thiếu kẽm trong cơ thể trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển. Dưới đây là một số hậu quả điển hình của việc trẻ bị thiếu kẽm:
1. Rối loạn tăng trưởng
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển thể chất và tâm lý, suy dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
2. Khả năng miễn dịch
Kẽm cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, gây ra tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng nhiều lần và kéo dài thời gian hồi phục sau khi bị bệnh.
3. Rối loạn tiêu hóa
Kẽm là một thành phần quan trọng của enzym tiêu hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, mất ngon miệng và khó tiêu hóa thức ăn.
4. Rối loạn tâm lý
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ. Các triệu chứng có thể bao gồm tăng động, khó tập trung, mất ngủ, lo âu và tâm trạng buồn.
5. Vấn đề về da
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và bảo vệ da. Thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề da như viêm da, viêm nhiễm, nứt nẻ và mất khả năng tự phục hồi của da.
Tóm lại, 3 đối tượng trên cần cha mẹ cảnh giác với tình trạng thiếu kẽm, nếu thấy nghi ngờ cần tới bệnh viện để kiểm tra cụ thể.