Tin tưởng con
Một trong những trụ cột cơ bản của niềm tin là tin vào lời nói của con cái. Hãy hiểu rằng không phải lúc nào con cái cũng thể hiện bản thân một cách hoàn hảo nhưng suy nghĩ và cảm xúc của con cái là có căn cứ.
Tạo một môi trường nơi con cảm thấy an toàn để tâm sự với bạn mà không sợ bị phán xét. Bằng cách chấp nhận suy nghĩ và quan điểm của con, cha mẹ có thể củng cố mối quan hệ tin cậy giữa bản thân với con cái.
Hàn gắn mối quan hệ
Việc nuôi dạy con cái đi kèm với những thách thức và có những lúc sự kiên nhẫn trở nên mỏng manh. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải thừa nhận đã vượt quá giới hạn và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Hãy xin lỗi một cách chân thành và sử dụng những khoảnh khắc này như cơ hội để dạy con về trách nhiệm và sự tha thứ. Bằng cách thể hiện sự khiêm tốn và sẵn sàng hàn gắn mối quan hệ, cha mẹ có thể dạy con tầm quan trọng của sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Tránh hình phạt mạnh
Mặc dù kỷ luật là điều cần thiết để hướng dẫn hành vi của con, nhưng các biện pháp trừng phạt như đối xử im lặng hoặc quá nghiêm khắc có thể làm làm tổn thương đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Thay vì chỉ tập trung vào hình phạt, hãy nhấn mạnh vào giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Khuyến khích trò chuyện để hiểu lý do cơ bản cho hành động của con cái và cùng nhau tìm ra giải pháp mang tính xây dựng. Bằng cách xây dựng phương pháp giao tiếp, cha mẹ có thể dạy con chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhưng vẫn giữ được sự tin tưởng và tôn trọng từ đối phương.
Đừng khen thưởng con quá mức
Hãy nhấn mạnh động lực bằng cách khen ngợi nỗ lực và sự tiến bộ hơn là kết quả. Tôn vinh cá tính của con và khuyến khích chúng khám phá sở thích và đam mê của mình một cách tự do. Bằng cách nuôi dưỡng ý thức tự chủ và giá trị bản thân của con, cha mẹ đã đặt nền tảng cho một mối quan hệ đáng tin cậy được xây dựng trên tính xác thực và tôn trọng lẫn nhau.
Đừng bắt con phải chịu trách nhiệm về những phản ứng cảm xúc của cha mẹ
Trẻ em không được sinh ra để gánh vác gánh nặng tình cảm của cha mẹ. Tránh gây áp lực cho con bằng cách thực hành khả năng tự nhận thức và tìm kiếm những giải pháp lành mạnh để quản lý căng thẳng và cảm xúc bên ngoài mối quan hệ của cha mẹ với con cái.
Đừng bao giờ so sánh con với người khác, kể cả với anh chị em
So sánh là “kẻ trộm” niềm vui, đặc biệt là trong mối quan hệ cha mẹ và con cái. Hãy tránh việc đánh giá giá trị của con dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài hoặc thành tích của anh chị em. Đánh giá cao sự độc đáo của con và tôn vinh sức mạnh và tài năng của con.