Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpChất thay thế đường xylitol có liên quan đến việc tăng nguy...

Chất thay thế đường xylitol có liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ?


Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, các nhà nghiên cứu do Phòng khám Cleveland đứng đầu đã phát hiện mối liên hệ giữa chất thay thế đường xylitol với nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong liên quan đến tim mạch.

Xylitol là gì?

Xylitol là một loại chất tạo ngọt tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ. Là một chất phụ gia, nó có vị giống như đường nhưng chứa ít calo hơn 40%, được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là trong kẹo cao su, kẹo ngậm và sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng.



Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ tương tự vào năm ngoái với chất thay thế đường phổ biến erythritol. Việc sử dụng chất thay thế đường đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua khi mối lo ngại về tỷ lệ béo phì gia tăng.


Chất thay thế đường xylitol được sử dụng phổ biến. Ảnh minh họa

Tiến sĩ Stanely Hazen, tác giả chính của nghiên cứu, chủ tịch khoa học tim mạch và chuyển hóa tại Viện nghiên cứu Lerner của phòng khám Cleveland, cho biết: “Chúng ta đang đưa những thứ này vào thực phẩm của mình và những người có khả năng tiêu thụ chúng nhiều nhất lại là những người có nguy cơ cao nhất” bị đau tim và đột quỵ, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu các loại đường rượu có sẵn trong cơ thể con người để xem liệu các hợp chất này có thể dự đoán nguy cơ tim mạch ở những người này hay không.

Xem thêm  Loại hạt giúp nông dân Việt đổi đời, giúp tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ

Trong nghiên cứu, họ đã đo mức xylitol tự nhiên trong máu của hơn 3.000 người tham gia sau khi nhịn ăn qua đêm. Kết quả là những người có mức xylitol nằm trong top 25% của nhóm nghiên cứu có nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong cao gấp đôi trong ba năm tiếp theo so với những người ở nhóm dưới cùng.

Để hiểu thêm cơ chế hoạt động, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn xylitol, thêm nó vào máu và huyết tương trong phòng thí nghiệm và cho 10 tình nguyện viên khỏe mạnh uống đồ uống có chứa xylitol. Trong tất cả các trường hợp này, xylitol dường như kích hoạt tiểu cầu, là thành phần kiểm soát quá trình đông máu, Hazen cho biết. Các cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau tim và đột quỵ.

Hazen cho biết: “Chỉ cần xylitol tương tác với tiểu cầu trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ vài phút là tiểu cầu sẽ bị quá tải và dễ bị đông máu hơn nhiều”.

Tiến sĩ Sadiya Khan, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim mạch Bluhm thuộc ĐH Northwestern Medicine (người không tham gia vào nghiên cứu) đã hỏi rằng nguyên nhân nào khiến lượng xylitol tự nhiên tăng cao ở một số người và làm thế nào để hạ thấp lượng này.

Hazen cho biết cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa. Trong khi đó, ông đang khuyên bệnh nhân tránh ăn xylitol và các loại rượu đường khác, có cách viết đều kết thúc bằng ‘itol’. Thay vào đó, ông khuyến cáo sử dụng một lượng vừa phải đường, mật ong hoặc trái cây để làm ngọt thức ăn, đồng thời nói thêm rằng kem đánh răng và một thanh kẹo cao su có lẽ không phải là vấn đề vì lượng xylitol rất ít.

Xem thêm  Ngô Thanh Vân thường xuyên lăng xê 4 kiểu đồ cơ bản sau để trẻ hơn tuổi thật

Những điều cần lưu ý trong nghiên cứu

Đầu tiên, nghiên cứu về xylitol tự nhiên trong máu của con người là quan sát và chỉ có thể cho thấy mối liên hệ giữa rượu đường và nguy cơ tim mạch. Nó không cho thấy xylitol gây ra tỷ lệ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong cao hơn.

Tuy nhiên, xét đến toàn bộ bằng chứng được trình bày trong bài báo, “có lẽ hợp lý khi hạn chế lượng chất tạo ngọt nhân tạo”, Khan cho biết.

Joanne Slavin, Tiến sĩ, giáo sư khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tại ĐH Minnesota-Twin Cities cho biết, chất tạo ngọt nhân tạo không khó để tránh. Chúng được liệt kê trong danh sách thành phần của hàng hóa đóng gói.

Một hạn chế khác của nghiên cứu này là những người tham gia được đo nồng độ xylitol trong máu có nguy cơ mắc bệnh tim cao, hoặc đã được ghi nhận mắc bệnh tim, do đó, kết quả có thể không áp dụng cho những người khỏe mạnh.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments