Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
spot_img
HomeGia đìnhDâng nước cúng trên bàn thờ, dùng nước lã hay nước đun...

Dâng nước cúng trên bàn thờ, dùng nước lã hay nước đun sôi mới đúng?


Dâng nước cúng trên bàn thờ, dùng nước lã hay nước đun sôi mới đúng?

Khi thắp hương, ngoài hương, hoa, trái cây, gia chủ sẽ chuẩn bị thêm một phần nước sạch. Nước là biểu tượng của sự sống, có tác dụng thanh tẩy tạp chất. Nước đặt trên bàn thờ phải là nước trong, sạch, thuần khiết. Gia định nào cũng đặt nước sạch lên bàn thờ, không phân biệt giàu – nghèo, sang – hèn. Ly nước trên bàn thờ còn đại diện cho tâm thanh tịnh, lòng bình an.

Nước cũng thể hiện cho sự bằng phẳng, bình đẳng. Đặt nước lên bàn thờ nhắc nhở con người cần sống trong sạch, liêm khiết.

Nước trên bàn thờ sẽ là nước sạch, nước tinh khiết, nước không lẫn tạp chất.

Gia chủ có thể cúng nước lã, nước lọc hay nước đun sôi đều được, miễn sao đảm bảo đó là nước sạch.

Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên, gia chủ còn có thể dâng thêm nước trà.

Bên cạnh phần nước sạch, dâng cũng nước ngọt, bia… cũng được chấp nhận.

Nước sạch là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ.

Nước sạch là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ.

Một số lưu ý khi dâng nước cúng

– Chọn ly nước

Ly nước trên bàn thờ còn được gọi là kỷ nước. Số lượng ly đặt trên bàn thờ bắt buộc phải là số lẻ, thể hiện sự bình an, hạnh phúc và những điều tốt đẹp. Thông thường, gia chủ có thể dùng 3 hoặc 5 ly nước để đặt lên bàn thờ.

Nếu dùng 3 ly, ly ở giữa sẽ dâng lên các vị thần linh, 2 ly hai bên dùng để dâng ông bà, tổ tiên. Nếu dùng 5 ly, 3 ly ở giữa dâng thần linh, 2 ly phía ngoài dâng cho ông bà, tổ tiên.

Tùy theo kích thước bàn thờ, gia chủ có thể dâng số ly nước phù hợp.

– Thời điểm dâng nước cúng trên bàn thờ

Thông thường, nước cúng sẽ được dâng lên bàn thờ sau khi mâm cúng được bày biện xong xuôi, ngay sau khi bắt đầu lễ cúng. Sau khi dâng nước, gia chủ tiếp tục dâng các vật phẩm cúng lễ khác như trà, bánh, trái cây.

– Ly nước không quá đầy, không quá vơi

Khi dâng nước, gia chủ chỉ nên rót một lượng nước vừa phải. Theo quan niệm phong thủy, dâng ly nước quá đầy khiến nước tràn ra ngoài sẽ làm giảm bớt tài lộc hoặc làm rối loạn các yếu tố trong cúng bái. Trong khi đó, dâng nước quá ít lại thể hiện sự thiếu thốn.

– Không để nước cúng quá lâu

Nước cúng nên được thay mới thường xuyên. Nước cúng để lâu sẽ không còn giữ được độ tinh khiết, tươi mới. Thông thường, gia chủ có thể thay nước mỗi sáng hoặc thay sau mỗi lễ cúng, đặc biệt là cần phải thay vào các ngày mùng 1, Rằm và các dịp giỗ chạp, các ngày lễ lớn.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments