Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh gây khó chịu này. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đang sử dụng kháng sinh.
Ngoài ra, sữa chua còn có thể ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, tiêu diệt vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày, chữa trị được tình trạng nhiễm trùng nấm men, phòng ngừa táo bón.
Dùng sữa chua đều đặn hằng ngày cũng giúp cơ thể ngăn ngừa được hen phế quản, cảm lạnh, sâu răng, cải thiện sức mạnh cơ bắp hiệu quả. Trong một số ít trường hợp, nếu người bệnh không dung nạp được các loại sữa thì việc ăn sữa chua có thể giúp người bệnh dung nạp, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giảm cholesterol trong máu,…
1. Đau dạ dày ăn sữa chua được không?
Trên thực tế, người mắc chứng đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết cách ăn sữa chua hợp lý để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, đồng thời hạn chế làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu của bệnh đến sức khỏe.
Ngoài ra, sữa chua còn được chứng minh có tác dụng hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh đau dạ dày. Chính sự có mặc của Axit lactic trong sữa chua đã giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP – một trong những tác nhân chính gây ra vấn đề viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Probiotics trong sữa chua còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế những cơn co thắt thành dạ dày.
Bên cạnh đó, Axit lactic còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây men thối trong đường ruột và làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh cho hệ tiêu quá bị quá tải.
Sữa chua còn được biết đến như một món ăn tráng miệng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em, người già và được nhiều chị em phụ nữ yêu thích nhờ công dụng làm đẹp của nó. Để làm sữa chua, cách đơn giản nhất là cho chúng lên men sữa tự nhiên.
Bởi trong sữa vốn có chứa đường lactose, nhờ loại vi khuẩn đặc biệt họ Lactobacteriacae trong quá trình lên men mà đường lactose (đường đôi) sẽ chuyển hóa thành đường glucose và galactose (các đường đơn) và cuối cùng chúng được chuyển thành acid lactic. Một phần lượng acid lactic sẽ kết hợp với calci cazeinat có trong sữa, tạo ra calci lactat và acid cazeinic. Đây đều là những chất rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Sữa chua còn giúp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách tự nhiên, làm cho dạ dày tăng tiết để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
Mặc dù có độ chua nhất định nhưng hàm lượng axit trong sữa chua chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, chúng không thể so được với lượng axit dịch vị có sẵn trong dạ dày. Vì thế, sữa chua sẽ không gây ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và rất có ích cho người bị đau dạ dày.
2. Những lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe
Làm lành những tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày: Các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa được nạp vào cơ thể sẽ giúp hỗ trợ và ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra ở dạ dày.
– Cung cấp các lợi khuẩn sống cho cơ thể: Hoạt động của nhu động ruột sẽ trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày cũng được cải thiện. Ngoài ra, sữa chua còn giúp phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón, đau hậu môn khi đại tiện.
– Là thực phẩm thay thế sữa trong trường hợp cơ thể không dung nạp được lactose: Sữa chua rất tốt cho cơ thể, chúng giúp nuôi cấy vi khuẩn sống, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng không dung nạp được sữa động vật.
– Hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Các loại sữa công thức có thể giúp ích cho các em bé bị tiêu chảy, đau dạ dày. Sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ giúp tăng lượng probiotic và điều trị được tình trạng đi ngoài nhiều lần ở trẻ em.
– Chữa nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra: Men vi sinh Lactobacillus , Bifidobacterium có mặt trong sữa chua sẽ giúp ngăn sự sinh sôi, phát triển và loại bỏ được vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày.
3. Cách ăn sữa chua đúng cách cho người bị đau dạ dày
Mặc dù người đau dạ dày có thể ăn sữa chua, nhưng phải ăn đúng cách thì mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng sữa chua cho người dạ dày:
– Người đau dạ dày, viêm loét dạ dày chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 1-2h đồng hồ để chúng phát huy tối đa tác dụng.
– Tuyệt đối không ăn sữa chua trong khi bụng đói vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, kể cả đối với người bình thường. Bên cạnh đó, khi cơ thể đang đói, dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều axit, điều này làm cho các lợi khuẩn trong sữa chua không thể sống được, làm giảm đi tác dụng của lợi khuẩn.
– Nên kết hợp sữa chua với nhiều loại thực phẩm như: dâu tây, xoài, bơ, bánh mì, dưa hấu, mãng cầu vì chúng rất giàu dưỡng chất, giúp tăng cường tác dụng của sữa chua.
– Không nên ăn sữa chua cùng với xúc xích, thịt hun khói hay các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh,… vì điều này sẽ làm giảm đi tác dụng hỗ trợ sức khỏe của sữa chua, thậm chí có thể gây rối loạn tiêu hóa, gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón cùng nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.
4. Các loại sữa chua được khuyên dùng cho người đau dạ dày
Nguyên tắc chọn sữa chua cho người đau dạ dày là:
– Thành phần có trong sữa chua: Ít đường, ít hương liệu, không có chất tạo màu và chất bảo quản.
– Thành phần dinh dưỡng: Giàu vitamin, canxi.
– Sữa chua chứa các vi khuẩn sống: Sẽ rất tốt cho hoạt động của dạ dày.
Một số loại sữa chua trên thị trường hiện nay tốt cho người bị đau dạ dày:
– Sữa chua tự nhiên của Dannon: Chứa nhiều lợi khuẩn sống tốt cho dạ dày.
– Sữa chua Stonyfield Organic: Được lên men ở dạng hữu cơ, rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, vì thế người bệnh dạ dày nên bổ sung thường xuyên.
– Sữa chua nguyên chất của Fage: Chứa nhiều vi khuẩn có lợi, rất tốt cho đường ruột và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
5. Công thức tự làm sữa chua truyền thống thơm ngon tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu:
Sữa tươi: 1 lít
Sữa đặc: 200ml
Sữa chua cái: 1 hũ
Cách chế biến:
– Hòa sữa đặc với sữa tươi, sau đó đun hỗn hợp trên bếp đến khi đạt 40 độ C (hơi ấm như nước tắm em bé, chạm vào không nóng) thì tắt bếp.
– Cho sữa chua cái vào hỗn hợp vừa đun, khuấy đều cho sữa chua hòa tan hoàn toàn vào hỗn hợp sữa. Để sữa chua thành phẩm được mịn đẹp hơn sau khi ủ, nên lọc hỗn hợp vừa pha qua rây cho tan đều. Sau đó rót hỗn hợp vào các lọ, hũ đã chuẩn bị sẵn.
Việc ủ sữa chua cần duy trì ở nhiệt độ đủ ấm để men cái hoạt động. Xếp các hũ sữa chua vào vật chứa, đổ nước ấm (khoảng 50 độ C) vào cho ngập nửa hũ sữa chua, phủ lên bề mặt một chiếc khăn ấm. Đậy kín vật chứa và để nơi thoáng mát khoảng 6 – 8 giờ.
– Ủ sữa chua bằng lò nướng: Bật lò ở 100 độ C trong khoảng 5 phút rồi tắt. Đặt khay xếp các hũ sữa chua (đã châm nước ấm đến ½ hũ) vào lò. Đóng kín cửa lò và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm. Với cách làm này, chúng ta sẽ không cần châm thêm nước nóng mà vẫn đảm bảo môi trường đủ ấm để men cái hoạt động tốt nhất.
– Sau khi ủ đủ thời gian thì lấy các hũ sữa chua ra, lau khô bên ngoài và để vào tủ lạnh. Thành phẩm sau thời gian ủ sẽ sánh đặc với bề mặt mịn màng cùng hương vị thơm ngon, béo ngậy.
– Sữa chua sau khi để vào tủ lạnh vẫn sẽ tiếp tục lên men. Vì thế, nên sử dụng trong thời gian ngắn dưới 1 tuần để đảm bảo độ chua vừa phải sẽ ngon hơn. Món ăn này có thể dùng chung với trái cây hoặc đánh đá làm nước giải khát mát lạnh và giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.