Gừng là một loại gia vị rất phổ biến trong ẩm thực nước ta, được dùng dưới dạng tươi, khô, bột hoặc nước ép. Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc… Những lợi ích phổ biến của gừng bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và giảm buồn nôn. Nó có đặc tính chống oxy hóa rất mạnh có lợi cho cơ thể.
Tác dụng phụ của gừng đối với sức khỏe
Gừng có thể gây chảy máu: Tiêu thụ quá nhiều gừng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề chảy máu. Gừng có thể gây chảy máu do đặc tính chống tiểu cầu (làm loãng máu). Vì vậy, hãy cẩn thận khi ăn nhiều gừng. Bất cứ thứ gì vượt quá số lượng đều có hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều gừng ảnh hưởng đến tim: Các chuyên gia về tim mạch khuyến cáo những người đang dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn gừng. Dùng gừng liều cao sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh tim và có thể dẫn đến nhịp tim không đều.
Ăn nhiều gừng có hại cho dạ dày: Gừng có xu hướng kích thích bài tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bụng đói, nó sẽ gây khó tiêu và đau bụng. Chất gingerol có trong gừng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày bằng cách khiến nó sản sinh ra nhiều acid hơn, như vậy sẽ có cảm giác đau bụng. Gừng là một thành phần mạnh nếu tiêu thụ khi bụng đói có thể dẫn đến kích thích dạ dày.
Ăn nhiều gừng kích ứng miệng: Có những thực phẩm gây dị ứng khi tiêu thụ. Đây còn được gọi là Hội chứng dị ứng miệng. Theo các chuyên gia, hiện tượng này thường xảy ra khi ăn gừng và khiến miệng bị ngứa, sưng, đau. Do đó cần phải biết mình có bị dị ứng với gừng hay không. Hãy dừng ăn gừng ngay khi thấy khó chịu trong miệng.