Công dụng của cây cỏ lan chi trong phong thủy
– Biểu tượng của sự bền bỉ: Dù mang vẻ ngoài tưởng chừng mỏng manh, cây cỏ lan chi lại sở hữu sức sống mạnh mẽ và dẻo dai. Chính vì vậy, loài cây này mang ý nghĩa của sự kiên cường và bền bỉ, không chịu khuất phục trước những khó khăn, đồng thời không chú trọng vào danh vọng hay lợi lộc.
– Khả năng xua đuổi khí xấu: Đặc điểm lá dài và nhọn của cây giúp nó có khả năng xua đuổi tà khí, rất thích hợp để trồng trong nhà nhằm bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ, tà ma và những điều không may mắn.
– Biểu trưng của sự phát tài, phát lộc: Theo quan niệm phong thủy, cây cỏ lan chi được xem là mang lại phúc khí cho gia chủ, giúp công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào. Với sự chăm sóc tốt, cây không chỉ thu hút vận may mà còn mang lại hạnh phúc và tài vượng cho người sở hữu. Đặc biệt, trong kinh doanh, cây còn hỗ trợ giúp công việc phát đạt và suôn sẻ, đảm bảo cuộc sống luôn đầy đủ và bình an.
– Thể hiện lòng hiếu khách: Cây cỏ lan chi cũng là biểu tượng cho sự hòa nhã, mến khách đối với bạn bè và bất kỳ ai ghé thăm. Vì vậy, việc đặt cây trong phòng khách, bàn giám đốc hay quầy tiếp tân không chỉ tạo cảm giác chào đón mà còn mang đến không gian sống tươi mới cho cả căn phòng.
Mệnh gì, tuổi nào hợp trồng cỏ lan chi
Cây cỏ lan chi, với sắc xanh tươi mát, được coi là hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Kim. Để tối ưu hóa công dụng phong thủy của cây, bạn nên chọn chậu trồng phù hợp, điều này sẽ giúp mang đến thành công và tài lộc cho bạn.
Tuy nhiên, nếu trồng lan chi theo phương thức thủy sinh, loại cây này chỉ thích hợp với những người mệnh Thủy. Những ai thuộc mệnh Thủy có ngày sinh như sau:
– Bính Tý: 1936 và 1996
– Đinh Sửu: 1937 và 1997
– Giáp Thân: 1944 và 2004
– Ất Dậu: 1945 và 2005
– Nhâm Thìn: 1952 và 2012
– Quý Tị: 1953 và 2013
– Bính Ngọ: 1966 và 2026
– Đinh Mùi: 1967 và 2027
– Giáp Dần: 1974 và 2034
– Ất Mão: 1975 và 2035
– Nhâm Tuất: 1982 và 2042
– Quý Hợi: 1983 và 2043
Ngoài ra, cây lan chi cũng rất rất thích hợp với những người tuổi Mùi. Những người thuộc tuổi này nên ưu tiên lựa chọn cây lan chi để trang trí trong không gian sống, phòng khách hay phòng làm việc của mình, vì chúng có khả năng mang lại may mắn và tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho bạn.
Nên đặt cây lan chi phong thủy ở đâu trong nhà?
Khi bố trí cây lan chi, bạn nên đặt nó ở vị trí mang lại tài lộc, giúp tăng cường khả năng thu hút vận may cho gia đình. Cụ thể, góc tài lộc được xác định là góc Đông Nam hoặc theo hướng tương hợp với mệnh của gia chủ. Điều này sẽ giúp cân bằng phong thủy, mang lại sự thành công, thịnh vượng nhất định cho gia đình.
– Cây lan chi ở ban công hoặc cửa sổ: Loại cây này cần ánh sáng nhẹ để phát triển khỏe mạnh. Đặt cây ở ban công hoặc cửa sổ không chỉ giúp cây nhận đủ ánh sáng mà còn làm đẹp không gian. Nếu bạn muốn trang trí ở những vị trí khác trong nhà, hãy thi thoảng để cây ở cửa sổ để nó hấp thụ ánh sáng cần thiết nhé.
– Cây lan chi trên bàn làm việc hoặc bàn học: Vị trí này rất lý tưởng vì cây giúp hấp thụ những tia độc hại phát ra từ máy tính, giúp bảo vệ sức khỏe cho người ngồi làm việc hoặc học tập thường xuyên.
– Cây lan chi ở bếp, trên nóc tủ, hay giá sách: Đặt cây ở những vị trí này cũng có tác dụng loại bỏ khí độc trong không gian, đồng thời bạn có thể kết hợp với nhiều loại cây khác để tạo nên sự hài hòa hơn cho không gian sống.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm