Ý nghĩa trồng cây lựu cảnh
Cây lựu cảnh còn được gọi là thạch lựu. Cây lựu cũng là loại cây ăn quả ngon phổ biến. Đặc trưng cây lựu nở nhiểu hoa đỏ rực rỡ, màu đỏ tươi, quả lưu chín vỏ màu đỏ, ruột bên trong màu đỏ, nước đỏ như rượu vang như máu. Cấu tạo hạt lựu gắn vào nhau vững chắc tạo sự sung túc đủ đầy. Những quả lựu hình dáng như đèn lồng nên khi chín trông như muôn vàn đèn lồng mang lại sự tươi tắn vui vẻ, gợi tới sự may mắn, tốt lành, thắp lên ngọn lửa vận may cho năm mới. Thế nên người xưa trồng cây lưu để mang lại may mắn, xua đuổi tà ma. Hpa lựu đỏ rực như lửa xua đuổi vận xui tà khí. Những quả lựu chín như treo đèn lồng báo tin vui, đuổi tà khí, mang vinh hiển cho gia đình. Đặc biệt thời ông bà còn trang trí cành lựu, tranh quả lựu trong phòng cưới biểu trưng cho con cháu đông đúc. Vào ngày Rằm tháng tám Âm lịch, những quả lựu chín được treo trên cành như những chiếc đèn lồng nhỏ màu đỏ, tạo cho người ta một cảm giác rất tưng bừng, lễ hội.
Năm 2025 nên trồng cây lựu
Cây lựu cảnh màu rực đỏ thể hiện mệnh Hỏa. Bởi thế những người mệnh Hỏa rất thích hợp trồng cây lựu. Năm 2025 là mệnh Phú đăng Hỏa nên trồng cây lựu sẽ tiếp sức thêm cho năm 2025 được bùng nổ thành công hơn. Cây lựu là cây cảnh ưa sáng nên trồng tốt nhất ở chỗ có đủ ánh sáng như trước nhà, ban công có nắng. Cây lựu thường được trồng phía trước nhà chếch sang hướng Đông thì càng tốt. Bởi vị trí này theo ông bà ta ngày xưa cũng như trong phong thuỷ, trước nhà là vị trí hứng tài lộc.
Trồng cây lựu có thể trồng trong chậu hoặc trồng bonsai, trồng ngoài sân vườn… tùy theo diện tích của gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Thời vụ trồng: Cây lựu thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Lúc này, những cơn mưa đầu mùa sẽ góp phần làm cho cây sinh sôi và phát triển một cách thuận lợi hơn.
Loại đất: Trồng cây lựu nên chọn đất phù sa hoặc bạn nên trộn đất thịt chung với các loại phân hữu cơ để giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Nếu trồng trong chậu, bạn nên lưu ý trộn đất với một lượng tro trấu phù hợp để tạo lớp nền tốt cho cây.
Cách trồng: Cây lựu có thể gieo từ hạt cây lên từ từ hoặc có thể chiết ghép cành thì cây sẽ nhanh lớn hơn.
Chậu trồng:Cây lựu không kén chậu nên bạn có thể trồng chúng trong cả chậu xi măng lẫn chậu nhựa, nhưng chú ý đó chính là chậu phải có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng và độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm để đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Khi chăm sóc cây lựu bạn nên chú ý khi cây già sẽ ra nhiều gai nhọn. Do đó nên cẩn trọng khi nhà có trẻ nhỏ. Nếu gai mọc quá nhiều bạn có thể tỉa bớt gai và khi cành lựu xòe rộng trước cửa nhà có thể cắt tỉa bớt.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm