Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
spot_img
HomeMẹo hayUống rượu bia xong bao lâu thì nồng độ cồn về không?...

Uống rượu bia xong bao lâu thì nồng độ cồn về không? Mẹo để nhanh đào thải cồn trong người


Cuối năm, lễ Tết là lúc nhiều người tổ chức tiệc và thường có rượu bia. Nhưng uống rượu bia không chỉ gây mất an toàn tham gia giao thông còn khiến bạn mệt mỏi, tinh thần kém sáng suốt, ảnh hưởng tới cả người xung quanh. 

Sau bao lâu nồng độ cồn về không?

Tùy theo số lượng bạn uống và thể lực mà thời gian đào thải nhanh hay chậm. Nhưng mỗi người có thể ước tính được thời gian để cơ thể thải trừ cồn khỏi cơ thể khi biết những thông tin sau:

– Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất. Điều này có thể quy đổi ra lượng rượu bia như:  200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Dựa theo thông số này bạn có thể quy đổi số lượng rượu bia mà mình đã uống ra số đơn vị cồn. 

– Tốc độ đào thải nồng độ cồn được tính theo cách, áp dụng cho cơ thể khỏe mạnh thông thường: cứ sau 1 tiếng, gan sẽ trung bình đào thải được 1 đơn vị cồn với người có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên có những người sẽ đào thải chậm hơn. Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 – 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 – 90% sẽ được xử lý qua gan.

Ví dụ nếu bạn uống 2 cốc bia thì tương đương nạp vào 3 đơn vị cồn nên với người khỏe mạnh bình thường thì sẽ 3 tiếng mới thải trừ cồn.

Đào thải cồn tùy theo lượng uống và thể trạng

Đào thải cồn tùy theo lượng uống và thể trạng

Lưu ý, sau khi thải trừ xong rồi thì cơ thể của chúng ta còn cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 cốc bia thì bạn cần khoảng 6 tiếng để nồng độ cồn trong hơi thở về 0 và khi thổi vào máy đo mơi có thể không lên. Với những người yếu thì có thể thời gian cần dài hơn. Thế nên mọi người cần lưu ý khoảng thời gian này.

Một điều ít người biết đó là nếu nồng độ cồn cao thì đào thải nhanh hơn, ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia gây hại rất lớn cho gan thận và hệ thần kinh và nguy hiểm cả tính mạng nên mọi người cần chú ý.

Với những thông tin trên, với lượng đã uống bạn có thể ước chừng thời gian để hơi thở không còn cồn. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng thời gian đó chỉ là ước chừng không chuẩn xác bởi thực tế đào thải của mỗi người, và cũng một người nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ có khả năng đào thải khác nhau. Những người có thể trạng yếu thì khả năng đào thải chậm hơn. Ngay cả việc khi uống bạn ăn gì kèm không cũng liên quan tới đào thải. Ví dụ những người ăn rất nhiều rồi mới uống bia thì bia sẽ được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu bia của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Mách mẹo để cơ thể nhanh đào thải cồn tốt hơn

Để cơ thể nhanh đào thải nồng độ cồn chúng ta có thể áp dụng một số mẹo:

– Bạn nên uống nhiều nước để cơ thể bài tiết nhanh hơn thì sẽ nhanh giảm nồng độ cồn trong cơ thể

– Nói chuyện cũng là một cách để giúp bài tiết nồng độ cồn khỏi cơ thể nhanh hơn

Uống nhiều nước giúp bài tiết đào thải cồn nhanh hơn

Uống nhiều nước giúp bài tiết đào thải cồn nhanh hơn

– Sau khi uống rượu bia bạn có thể uống trà, cà phê để lợi tiểu  để nhanh đào thải cồn ra khỏi cơ thể.

– Bạn có thể uống thuốc giải rượu hoặc một số loại nước có khả năng giải rượu nhanh hơn như nước đậu xanh, nước bột sắn, nước mật ong….

Việc nhanh thải trừ nồng độ cồn ra khỏi cơ thể có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không đảm bảo cho bạn hơi thở đã hết cồn. Vì vậy tốt nhất là khi đã uống thì bạn không nên tự lái xe sẽ nguy hiểm cho chính mình và người khác. Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Việc uống rượu bia không chỉ gây ra tác hại khi lái xe mà còn hại đến nội tạng gan thận. Thế nên tốt nhất cần từ bỏ thói quen uống rượu bia và khi liên hoan không nên dùng rượu bia làm câu chuyện để chúc tụng nhau.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments