Hạn sử dụng là một trong những thông tin quan trọng nhất mà người tiêu dùng chú ý khi mua thực phẩm nhưng nhiều người lại coi đó là sự đảm bảo an toàn. Nếu chưa hết hạn thì thực phẩm an toàn. Đây thực sự là một sự hiểu lầm về thời hạn sử dụng.
Thời hạn sử dụng là khoảng thời gian mà thực phẩm đóng gói sẵn duy trì được chất lượng trong các điều kiện bảo quản ghi trên nhãn. Thời hạn sử dụng bao gồm điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản, hai điều này không thể tách rời. Các điều kiện bảo quản thường bao gồm nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, làm lạnh, đông lạnh… Thời hạn sử dụng chỉ có hiệu lực trong các điều kiện bảo quản ghi trên nhãn. Nếu điều kiện bảo quản sản phẩm không đảm bảo quy định, thời hạn sử dụng của thực phẩm có thể bị rút ngắn, thậm chí mất đi sự đảm bảo an toàn.
Dưới đây là 6 thực phẩm đã mở nắp là hạn sử dụng bị rút ngắn tới 10 lần, bạn nên chú ý khi sử dụng.
1. Gia vị
Thời hạn sử dụng của gia vị đã qua chế biến ở trạng thái chưa mở là 1-2 năm. Sau khi mở, nếu đặt trong bếp có nhiệt độ cao hoặc thậm chí cạnh bếp gas, thời hạn sử dụng sẽ bị rút ngắn và dễ bị hư hỏng. Dầu thực vật, nước tương và giấm chỉ có thể bảo quản được 2-3 tháng sau khi mở nắp. Bơ đậu phộng, nước sốt salad, sốt cà chua và các loại thực phẩm làm nước sốt khác chỉ có thể bảo quản được 1-3 tháng sau khi mở nắp.
Nên bảo quản những đồ gia vị ít sử dụng hơn trong tủ lạnh để giúp kéo dài thời hạn sử dụng của chúng.
2. Dầu ăn
Ở trạng thái chưa mở, thời hạn sử dụng của dầu ăn thường là 18 tháng. Sau khi mở, thời hạn sử dụng của dầu ăn sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Nếu mở quá lâu và không đậy kín, dầu sẽ phản ứng với oxy trong không khí, gây ra quá trình oxy hóa, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… sau khi ăn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp nặng.
Do đó, nên sử dụng dầu ăn đã mở nắp trong vòng 3 tháng, hãy chọn mua chai dầu có dung tích phù hợp để dù trong khoảng thời gian này.
3. Gạo
Thời sử dụng chưa mở của gạo thường là 1-2 năm. Nếu bảo quản tốt sau khi mở gói thì có thể bảo quản trong 1 năm. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách, gạo dễ bị mốc và sinh ra sâu bọ.
Nên lấy gạo ra khỏi túi đóng gói bên ngoài và đặt vào thùng chứa khác có thể bịt kín và đặt ở môi trường khô ráo, thoáng mát.
4. Các loại bột
Bột mì, bột làm bánh… dễ hút ẩm, vón cục, mốc sau khi mở nắp. Thời hạn sử dụng và cách bảo quản cũng tương tự như gạo.
Sữa bột có hàm lượng đường cao và các hạt mịn có nhiều khả năng hấp thụ độ ẩm và vón cục sau khi mở. Nên tiêu thụ trong vòng một tháng. Sữa bột sau khi lấy ra phải được đậy kín kịp thời và bảo quản ở nơi tối, khô ráo, thoáng mát.
5. Các loại hạt
Thời hạn sử dụng của các sản phẩm hạt trong các gói khác nhau cũng khác nhau, thông thường là 6-12 tháng. Tuy nhiên, do hàm lượng chất béo cao nên hạt sau khi mở nắp nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị ẩm, oxy hóa, sinh ra mùi khó chịu và thậm chí là chất độc hại.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn các loại hạt trong thời gian ngắn. Nếu có mùi hôi khó chịu thì không nên ăn.
6. Các loại đồ uống ngọt
Các loại đồ uống có ga có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-5 ngày sau khi mở và đậy chặt nắp. Đồ uống rau quả có độ axit cao như nước ép táo gai và nước ép cam quýt có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày mà không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Nước ép đào, nước ép lê… có độ axit thấp có thời hạn sử dụng tương đối ngắn sau khi mở nắp.
Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn, nên uống đồ uống trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp.