Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpKhi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?


Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của bản thân. Ảnh: Shutterstock.






Khuyến nghị tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới được phát triển bởi một số tổ chức như Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ (USPSTF), Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACCS). Theo đó, tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của bản thân.

Các độ tuổi được khuyến nghị thực hiện tầm soát bao gồm:

Độ tuổi 21-29

Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 21 đến 29. Nữ giới nên làm xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) lần đầu tiên khi 21 tuổi, sau đó lặp lại mỗi 3 năm/lần. Ngay cả khi đã có hoạt động tình dục, phụ nữ cũng không cần xét nghiệm Pap trước năm 21 tuổi.

Độ tuổi 30-65

Từ 30 đến 65 tuổi, phụ nữ nên áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sau:

  • Xét nghiệm HPV: Nếu kết quả bình thường, nữ giới có thể đợi 5 năm sau để thực hiện xét nghiệm HPV lần tiếp theo.
  • Xét nghiệm HPV kết hợp Pap: Nếu hai xét nghiệm cho ra kết quả bình thường, phụ nữ có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
  • Xét nghiệm Pap: Nếu kết quả bình thường, sẽ thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo vào 3 năm sau.

65 tuổi trở lên

Trên 65 tuổi, các xét nghiệm HPV và Pap trước đó đều có kết quả bình thường, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nghi ngờ nguy cơ ung thư cổ tử cung, người phụ nữ vẫn nên tiếp tục tiến hành khám sàng lọc sau tuổi 65.

Những trường hợp ngoại lệ

Nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng sau, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất thường xuyên hơn:

  • Người dương tính với HIV
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Người đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES) trước khi sinh
  • Người có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường vào thời điểm gần đây
  • Người từng mắc ung thư cổ tử cung



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Xem thêm  5 mẹo ăn kiêng để vượt qua đợt nắng nóng như thiêu đốt mùa hè
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments