Nguyên nhân chính của triệu chứng này là do caffeine và tannin có trong trà.
Theo Tiến sĩ Snehal Adsule (Ấn Độ), các vấn đề như chứng ợ nóng và buồn nôn là caffeine trong trà.
Mặc dù caffeine có thể giúp tăng sự tỉnh táo, nhưng nó cũng kích thích sản xuất axit dạ dày. Uống trà vào buổi sáng khi bụng đói, lượng axit dư thừa này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi và trong trường hợp nghiêm trọng là nôn mửa.
Theo thời gian, những vấn đề này có thể tạo ra một chu kỳ khó chịu ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
Hơn nữa, trà có chứa tannin, là hợp chất có thể cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt và canxi. Nếu thói quen của bạn là uống trà buổi sáng khi bụng đói thì cần tránh để không bị thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng này.
Sự thay thế lành mạnh hơn cho việc uống trà buổi sáng
Để bảo vệ sức khỏe đường ruột, bạn nên ăn sáng trước khi uống trà. Một bữa sáng đầy đủ sẽ giúp trung hòa axit dạ dày và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên bắt đầu ngày mới bằng caffeine – dù là cà phê hay trà. Bởi vì nó có thể kích hoạt axit dạ dày và gây hại cho quá trình tiêu hóa của bạn trong suốt cả ngày.
Ngoài ra, bạn có thể thay thế việc uống trà buổi sáng bằng các loại đồ uống khác như:
- Nước ấm với chanh: Cung cấp vitamin C và giúp làm sạch đường ruột.
- Sữa ấm: Cung cấp protein và canxi, giúp bạn no lâu hơn.
- Sinh tố trái cây: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Việc uống trà buổi sáng khi bụng đói có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên điều chỉnh thói quen uống trà và lựa chọn các loại đồ uống phù hợp. Hãy lắng nghe cơ thể mình và tìm ra loại đồ uống phù hợp nhất để bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh.
Đặc biệt, mỗi người có một cơ địa khác nhau, nên phản ứng của cơ thể với trà cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi thói quen uống trà buổi sáng của mình.