Thứ Ba, Tháng 7 1, 2025
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpChu kỳ kinh nguyệt kéo dài có đáng lo?

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có đáng lo?


Rất nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Ảnh: Daily Express.






Chu kỳ kinh nguyệt liên quan mật thiết tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Những bất thường ở kỳ “đèn đỏ” đôi khi là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Chia sẻ với Health Shots, tiến sĩ Radha S. Rao, cố vấn sản phụ khoa tại Apollo Cradle, Bengaluru (Ấn Độ), cho biết chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở mỗi người. Nó có thể đều đặn hoặc không đều, đau hoặc không đau, nhẹ hoặc nặng, ngắn hoặc dài.

“Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày. Khi chu kỳ này kéo dài, nó sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều, y khoa gọi là oligomenorrhea. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên có thể xảy ra cách nhau khoảng 35 ngày”, chuyên gia này cho hay.

Khi nào là bình thường?

Đôi khi, chu kỳ kinh nguyệt dài là điều rất bình thường và sự chậm trễ này có thể do những lý do sau đây:

  • Tập thể dục cường độ cao
  • Căng thẳng
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai như vòng tránh thai (IUD)
  • Thay đổi cân nặng
  • Tiền mãn kinh
  • Say máy bay
  • Du lịch đường dài
  • Làm việc theo ca với thời gian không cố định
  • Cho con bú
  • Thiếu ngủ
  • Sự mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn sau sinh

Theo tiến sĩ Rao, chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể trở lại bình thường nếu chỉ bị ảnh hưởng bởi lối sống và thói quen hàng ngày. Chuyên gia này khuyên bạn nên:

  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Kiểm soát và giảm căng thẳng
  • Duy trì thói quen có kỷ luật
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Uống thuốc tránh thai nếu được kê đơn

Khi nào là bất thường?

Theo tiến sĩ Rao, một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, bao gồm:

– Cường giáp: Đây là vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 20-30, cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine, dẫn đến quá trình trao đổi chất nhanh hơn mức cần thiết, giảm cân không chủ ý, nhịp tim không đều và chu kỳ kinh nguyệt không đều.

– Bệnh tiểu đường không được kiểm soát: Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Lâm sàng, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể bị kinh nguyệt không đều.

– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Bệnh xảy ra khi vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục không được chẩn đoán và điều trị, sau đó di chuyển lên âm đạo, xâm nhập vào cơ thể và lây nhiễm vào cơ quan sinh sản. Thông thường, bệnh không hoặc có ít triệu chứng, nhưng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn được bảo vệ khỏi bệnh.

– Bệnh buồng trứng đa nang (PCOD): Đây cũng là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ hiện nay, PCOD có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hormone nam (androgen) trong cơ thể phụ nữ. Cùng với sự phát triển của các nang nhỏ trong buồng trứng, điều này ngăn cản giải phóng trứng thường xuyên và do đó gây ra kinh nguyệt không đều.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Xem thêm  Vài mẹo chăm sóc da đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay để làn da được “thay áo” mới
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments