Mặc dù không có “thần dược” nào giúp loại bỏ hoàn toàn mỡ bụng, nghệ có thể hỗ trợ đáng kể nỗ lực giảm lượng mỡ cứng đầu này.
Mỡ nội tạng: “Kẻ thù thầm lặng” và vai trò của nghệ
Mỡ nội tạng là loại mỡ được lưu trữ sâu bên trong khoang bụng, bao quanh các cơ quan nội tạng như gan và ruột. Một lượng nhỏ mỡ nội tạng có thể giúp bảo vệ các cơ quan này, nhưng nếu tích tụ quá nhiều, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Loại mỡ này giải phóng các cytokine gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính cấp thấp liên quan đến bệnh tim và tiểu đường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trao đổi chất.
Nghiên cứu cho thấy curcumin có thể ngăn cơ thể tạo ra các tế bào mỡ mới, đặc biệt là loại mỡ nội tạng tích tụ quanh các cơ quan. Curcumin cũng có thể thúc đẩy một con đường chuyển đổi tế bào thành loại khác không phải tế bào mỡ, dù lý thuyết này vẫn đang được nghiên cứu thêm ở người.
Một đánh giá cho thấy việc bổ sung curcumin có liên quan đến việc giảm cân nặng, chỉ số BMI và vòng eo. Nó cũng liên quan đến việc tăng mức adiponectin, một loại hormone giúp giảm tích trữ chất béo. Nghệ cũng có thể giúp bảo vệ chống lại tình trạng viêm do tích tụ mỡ nội tạng.
Bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày
Nghệ là một loại gia vị đa năng có thể thêm vào các món ăn ngọt và mặn. Theo chuyên gia dinh dưỡng – một thức uống nhẹ nhàng có nghệ, sữa ấm, một nhúm hạt tiêu đen và một chút mật ong.
Cà ri, súp, món xào và nước xốt ướp cũng là những cách dễ dàng để tăng lượng tiêu thụ loại củ đầy màu sắc này.
Các chiến lược bổ trợ để giảm mỡ nội tạng
Chế độ ăn cân bằng: Ưu tiên thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến, đặc biệt là những loại giàu chất xơ. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và ổn định lượng đường trong máu, tất cả đều góp phần giảm mỡ nội tạng. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt.
Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập aerobic, đặc biệt là HIIT, rất hiệu quả trong việc giảm mỡ nội tạng. Tập luyện sức bền cũng có lợi vì nó làm tăng khối lượng cơ nạc, có thể bảo vệ chống lại hội chứng chuyển hóa và các bệnh mãn tính khác.
Quản lý căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao kéo dài có thể làm tăng mỡ bụng. Hãy tìm một hoặc hai cách để quản lý căng thẳng mà bạn có thể thực hiện thường xuyên, như thiền, viết nhật ký, yoga hoặc đi dạo.
Ngủ đủ giấc: Ngủ kém hoặc thiếu ngủ thường xuyên có liên quan đến việc tăng mỡ bụng và rối loạn hormone. Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và duy trì thói quen ngủ nhất quán.
Hãy nhớ rằng, không có loại gia vị nào có thể “đốt cháy” mỡ bụng một cách kỳ diệu. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc đều là những yếu tố thiết yếu để có sức khỏe trao đổi chất tốt hơn.