Thứ Ba, Tháng 7 1, 2025
spot_img
HomeTin mớiNơi sinh tạo ra chênh lệch tuổi thọ tới hơn 30 năm

Nơi sinh tạo ra chênh lệch tuổi thọ tới hơn 30 năm


Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho thấy nơi sinh có thể là nguyên nhân làm giảm đáng kể tuổi thọ ở cả các quốc gia giàu và nghèo. Ví dụ, những người sống ở quốc gia có tuổi thọ cao nhất trung bình sẽ sống lâu hơn 33 năm so với những người sinh ra ở quốc gia có tuổi thọ thấp nhất.

Một thế giới đầy bất bình đẳng

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Thế giới của chúng ta không bình đẳng. Nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, sống, làm việc và già đi có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta”.



WHO nhấn mạnh rằng bất bình đẳng trong y tế có mối liên hệ chặt chẽ với bất lợi về mặt xã hội và tình trạng phân biệt đối xử.

“Sức khỏe đi theo thang bậc xã hội, những người sống trong khu vực nghèo khó hơn thường có thu nhập thấp hơn và điều kiện sống kém hơn,” tổ chức này cho biết.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng bất bình đẳng đặc biệt trầm trọng hơn ở những nhóm dân cư phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thiệt thòi, chẳng hạn như người bản địa, những người có tuổi thọ thấp hơn so với những người không phải là người bản địa. Trường hợp này xảy ra ở cả các quốc gia có thu nhập cao và thấp.

Xem thêm  Tin vui: Từ 1/7, hàng trăm nghìn người không có lương sẽ được hưởng lương hưu, ai cũng cần biết

Ảnh minh họa

Mục tiêu sức khỏe toàn cầu đang gặp nguy cơ

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên được công bố kể từ năm 2008 khi Ủy ban về các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của WHO công bố báo cáo cuối cùng nêu ra các mục tiêu cho năm 2040 nhằm thu hẹp khoảng cách giữa và trong các quốc gia về tuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ.

Nghiên cứu cho thấy rằng những mục tiêu này có khả năng bị bỏ lỡ và mặc dù dữ liệu còn thiếu nhưng có đủ bằng chứng cho thấy bất bình đẳng về sức khỏe thường gia tăng.

Chẳng hạn, trẻ em sinh ra tại các quốc gia nghèo có nguy cơ tử vong trước sinh nhật lần thứ năm cao gấp 13 lần so với trẻ em tại các nước giàu.

Hơn nữa, mô hình cho thấy rằng mạng sống của gần hai triệu trẻ em hàng năm có thể được cứu bằng cách thu hẹp khoảng cách và tăng cường công bằng giữa các nhóm dân số nghèo nhất và giàu nhất trong các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ tử vong ở bà mẹ đã giảm 40% trong giai đoạn 2000 và 2023, nhưng phần lớn các ca tử vong lên tới 94% vẫn xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Xem thêm  Những nghệ sĩ Việt muốn hiến xác khi qua đời

Kêu gọi hành động

WHO kêu gọi hành động toàn cầu để giải quyết bất bình đẳng kinh tế, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng.

Tổ chức cũng đề xuất các biện pháp khác, bao gồm giải quyết nạn phân biệt đối xử có tính hệ thống, cũng như tác động của xung đột, tình trạng khẩn cấp và di cư cưỡng bức — những yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm khoảng cách sức khỏe giữa các nhóm dân cư.



Theo Tạp chí Gia Đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments