Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
HomeMẹo haySau nghỉ Tết, phải dọn sạch 3 khu vực này trong nhà...

Sau nghỉ Tết, phải dọn sạch 3 khu vực này trong nhà nếu không dễ hấp thụ chất độc hơn thạch tín 70 lần


Hay có những gia đình về quê lâu ngày quyết định rút điện tủ lạnh để tiết kiệm nhưng bên trong tủ vẫn rất ẩm ướt nên vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi. Nếu ngay lập tức cho thực phẩm vào sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Vị trí cửa tủ lạnh với phần dải cao su là nơi dễ sinh nấm mốc nhất nên mọi người cần vệ sinh kỹ khu vực này. Nếu không thể lau sạch nấm mốc trên phần dải cao su này sẽ khiến tủ lạnh khó được đóng kín, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm và gây ra mùi hôi.

Vậy làm thế nào để làm sạch nó? Chúng ta có thể trộn rượu và cola theo tỷ lệ 1:1, quấn gạc hoặc giấy có khả năng thấm hút cao quanh một chiếc nĩa, nhúng vào dung dịch rồi loại bỏ nấm mốc dọc theo các khe hở trên cửa tủ lạnh.

 

 

 

2. Máy giặt

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải cho biết số vi khuẩn trong các máy giặt được kiểm tra vượt tiêu chuẩn 81,3%, tổng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn là 100% và phát hiện tỷ lệ nấm mốc vượt quá 60,2%.

Mặc dù nhiều gia đình về quê nên không sử dụng máy giặt nhưng nếu không để máy giặt được mở thông thoáng mà vẫn đọng nước bên trong sẽ rất dễ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Vì vậy, bạn nên dọn dẹp máy giặt sạch trước khi sử dụng sau kỳ nghỉ lễ. 

Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, sau khi giặt quần áo, chúng ta có thể dùng giẻ lau khô vết nước và mở nắp cho thông gió. Nên chọn chất tẩy rửa và diệt khuẩn máy giặt chuyên dụng, không mua bừa bãi các chất tẩy rửa để tránh làm mòn máy giặt. Tham khảo hướng dẫn sử dụng sản phẩm về tỷ lệ trao đổi và vệ sinh lồng giặt bên trong thường xuyên để giữ máy luôn sạch sẽ. Nếu máy giặt có mùi đặc biệt nghĩa là nó đã lâu không được vệ sinh và cần được khử trùng kỹ lưỡng, bạn có thể nhờ chuyên gia tới dọn sạch máy giặt cho bạn.

3. Ban công

Mặc dù ban công tương đối thông thoáng nhưng cũng là nơi nấm mốc sinh sôi trầm trọng, đặc biệt một số người thích trồng hoa, cỏ trên ban công, đất mùn, loại đất tốt nhất cho hoa và cây trồng, lại chứa rất nhiều nấm mốc. Đống mảnh vụn trên ban công cũng có thể trở thành nơi chứa nấm mốc. Nếu ban công tương đối kín, cộng với nấm mốc trong đất, nó có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Mọi người nên dọn dẹp ban công nhiều hơn và cố gắng không để các mảnh vụn chất đống. Nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng với nấm mốc, tốt nhất bạn không nên trồng hoa trong nhà hoặc ngoài ban công kín mà hãy dọn dẹp lá rụng kịp thời.

 

Ngoài 3 khu vực trên, bạn cũng nên chú ý đến khu vực nhà tắm, nơi có độ ẩm cao nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó dù là sau kỳ nghỉ lễ hay trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên chú ý vệ sinh những vật dụng sau trong nhà tắm. 

Nấm mốc trong phòng tắm giấu ở đâu?

Theo thống kê, một người đi vệ sinh 6-8 lần một ngày, khoảng 2.500 lần một năm và dành khoảng 2-3 năm trong đời để dùng nhà vệ sinh. Đây cũng là khu vực nấm mốc dễ phát triển.

1. Vòi nước bồn rửa mặt và vòi hoa sen

Vòi sen là công cụ để tuần hoàn nước, dễ tích tụ cặn bẩn bên trong, là nơi ẩn náu ưa thích của “vi khuẩn phổi”. Vòi, sen sử dụng lâu ngày sẽ rỉ sét, có thể nấm mốc ẩn nấp bên trong nhiều hơn.

Nấm Legionella lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ, khiến 221 ca nhiễm trùng và 34 ca tử vong. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể con người, nó chủ yếu xâm nhập vào phổi, không chỉ gây viêm phổi nặng mà các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 45%.

2. Khăn

Môi trường trong nhà vệ sinh, phòng tắm thường ẩm ướt, khăn treo trong đó khó khô nhanh rất dễ sinh mùi hôi. Nếu sử dụng loại khăn này thường xuyên, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về da khác nhau. Do đó, bạn nên phơi khô những chiếc khăn ướt đã dùng ở nơi thoáng mát, có ánh nắng trực tiếp để làm khô và khử trùng. 

3. Dép đi trong nhà

Một số người sợ bị ướt và thích đi dép vào nhà tắm, nhưng điều bạn không biết là sau khi tắm xong, nhà vệ sinh rất ẩm ướt, nếu để dép ở lại rất dễ bị ẩm mốc. Một số dép có khe hở sau khi bị dính nước không được làm sạch hoặc sấy khô kịp thời, lâu ngày dễ tích tụ cặn và có mùi hôi. Bạn nên xả sạch dép bằng nước sau khi sử dụng và đặt chúng lên giá thoát nước hoặc để nơi khô ráo, thoáng mát để khô nhằm hạn chế nấm mốc.

4. Chổi lau nhà

Để tránh rắc rối, nhiều người sẽ đặt cây lau nhà trực tiếp vào phòng tắm sau khi sử dụng nhưng vật dụng này có khả năng thấm hút cao và có nhiều lông lau, nếu đặt trong môi trường ẩm ướt, ngột ngạt rất có thể sẽ tạo nền tảng cho vi khuẩn mới, từ đó khiến chổi lau nhà trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn lại gây ra mùi hôi. 

Khi dùng chính cây chổi này để lau nhà rất dễ mang nấm mốc đến mọi ngóc ngách trong nhà. Khuyến cáo mọi người nên để cây lau nhà ngoài ban công, sau khi sử dụng có thể treo ở nơi thông thoáng, hợp vệ sinh.

5. Bàn chải đánh răng

Nếu không gian phòng tắm nhỏ, bồn cầu và bồn rửa gần nhau, khi xả bồn cầu sẽ bắn ra những hạt nước nhỏ, một số vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh trong những hạt nước sẽ bay đến mọi ngóc ngách, thậm chí còn có thể bám vào bàn chải đánh răng đặt trên bồn rửa. Khi đánh răng sẽ mang vi sinh vật vào miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường miệng.

Tác hại của nấm mốc

Nấm mốc rất có hại cho chúng ta, nó ẩn náu ở những nơi mà bạn không thể nhìn thấy và vô tình xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Hậu quả của việc bị nhiễm độc nấm mốc là gì?

1. Gây dị ứng nặng

Số lượng lớn bào tử do nấm mốc tạo ra được biết đến là chất gây dị ứng. Những người có khả năng miễn dịch kém hoặc dễ bị dị ứng có thể bị nhiễm nấm mốc và có thể gặp các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, ngứa mắt và cổ họng, chảy nước mắt; đối với những người có tiền sử hen suyễn cũng có thể bị lên cơn hen nặng do tiếp xúc với một số loại nấm mốc.

Nấm mốc cũng có thể gây viêm xoang… Nghiêm trọng hơn là nếu bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, phản ứng dị ứng nặng do nấm mốc gây ra có thể dẫn đến tử vong.

2. Xâm lấn phổi

Sợi nấm Aspergillus xâm nhập vào phổi có thể gây ra bệnh nấm phổi. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh phổi mãn tính. Khi nhiễm nấm khởi phát, các triệu chứng như sốt, ho khan, ho ra máu, đau ngực và khó thở có thể xảy ra.

3. Gây ung thư và gây quái thai

Loài nấm Aspergillus nổi tiếng cũng có thể sản sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư độc hơn thạch tín 70 lần. Tác hại của aflatoxin là phá hủy mô gan của người và động vật, trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư gan, thậm chí tử vong. Thực phẩm giàu tinh bột trong nhà của chúng ta, chẳng hạn như đậu phộng, ngô, khoai tây,… chứa tinh bột có thể sinh ra  aflatoxin, gây ung thư gan, trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt .

Nếu bà bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường nấm mốc có thể gây dị tật thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments