Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeTin mớiSáng mai bão Yinxing đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17...

Sáng mai bão Yinxing đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17 và liên tục đổi hướng: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó


Theo thông tin từ báo Người Lao Động, ngày 7/11, Thủ tướng Chính phủ có công điện số 114 về chủ động ứng phó bão Yinxing.

Công điện gửi 17 Chủ tịch UBND tỉnh, TP: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; cùng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao.



Hồi 13 giờ ngày 7/11/2024, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 122,4 độ Kinh Đông (trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon – Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm mai 8/11, bão sẽ vào phía Đông khu vực bắc Biển Đông (trở thành cơn bão số 7); đến 13 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 118,8 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, sau đó bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và đổi hướng Tây Nam hướng về khu vực quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ven bờ khu vực Trung Trung Bộ.

Bão số 7 có thể gây giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền và phương tiện hoạt động trên khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ven bờ khu vực Trung và Nam Trung Bộ) trong các ngày từ 8 đến 12/11/2024.

Dự báo đường đi của bão Yinxing – Ảnh: Báo Người Lao Động

Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, đây là cơn bão có cường độ mạnh, diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch UBND các địa phương tổ chức theo dõi, cập nhật diễn biến của bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch UBND các địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến thực tế bão, lũ tại địa phương, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu, tránh trú; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi bão có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Thủ tướng giao Bộ TN&MT tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến của bão để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ khi có yêu cầu của địa phương.

Bộ Công Thương, Bộ GTVT và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tổ chức theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác ứng phó bão, lũ theo nhiệm vụ, thẩm quyền đã được phân công; bảo đảm an toàn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đê điều, hồ đập; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.



Theo Tạp chí Gia Đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments