Bình giữ nhiệt, cốc giữ nhiệt là món đồ tiện lợi mà dân văn phòng và các gia đình thường dùng, nhất là trong mùa đông giá rét. Hầu hết các bình giữ nhiệt đều được làm bằng thép không gỉ, có khả năng chịu nhiệt độ cao và giữ nhiệt tốt. Các vật liệu khác như thủy tinh, gốm sứ… thường không phổ biến bằng do các yếu tố như cách nhiệt, rơi vỡ và giá thành.
Ảnh minh họa.
Hiện nay trên thị trường bình giữ nhiệt có 3 loại inox có “mã hiệu” 201, 304 và 316 xuất hiện nhiều hơn cả.
Vậy bình giữ nhiệt làm bằng nguyên liệu nào an toàn cho sức khỏe?
Thép không gỉ 201
Bình giữ nhiệt inox 201 tuy có giá rất rẻ nhưng không nên mua. Thép không gỉ 201 này không phải là vật liệu dùng cho thực phẩm mà là vật liệu cung cấp công nghiệp, phần lớn được sử dụng để làm ống trang trí, ống công nghiệp và dây đeo đồng hồ.
Hầu hết các loại bình giữ nhiệt không đạt tiêu chuẩn được đưa tin đều sử dụng thép không gỉ 201 làm lớp lót của bình giữ nhiệt. Inox 201 có hàm lượng mangan cao, khả năng chống ăn mòn kém, nếu dùng làm lớp lót bình giữ nhiệt, lưu trữ chất axit lâu ngày có thể khiến các nguyên tố mangan kết tủa. Mangan kim loại là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể con người nhưng việc hấp thụ quá nhiều mangan có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh.
Ảnh minh họa.
Thép không gỉ 304
Khi thép không gỉ tiếp xúc với thực phẩm, mối nguy hiểm về mặt an toàn chủ yếu là sự di chuyển của kim loại nặng. Vì vậy, vật liệu inox tiếp xúc với thực phẩm được khuyên dùng phải là loại dùng chuyên cho thực phẩm.
Loại thép không gỉ cấp thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất là thép không gỉ 304 có khả năng chống ăn mòn tốt hơn.
Thép không gỉ 316
Thép không gỉ 304 có khả năng chống axit tương đối nhưng vẫn dễ bị ăn mòn rỗ khi gặp các chất có chứa ion clorua, chẳng hạn như dung dịch muối. Inox 316 là phiên bản cao cấp bổ sung thêm kim loại molypden vào inox 304 để có khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Thép không gỉ 316 có giá thành cao hơn và chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực có độ chính xác cao như ngành y tế và hóa chất.
Vì vậy, khi chọn bình giữ nhiệt, người tiêu dùng nên chọn loại inox đạt tiêu chuẩn an toàn và có ký hiệu 304, 316 hoặc “sử dụng tiếp xúc với thực phẩm”, đảm bảo an toàn hơn về độ an toàn và khả năng chống ăn mòn.
Ảnh minh họa.
Những lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
Không thích hợp để đựng sữa, sữa đậu nành
Sữa và sữa đậu nành đều là những thức uống có hàm lượng protein cao và dễ bị hư hỏng nếu giữ ấm lâu.
Việc cho sữa nóng vào cốc giữ nhiệt sẽ khiến vi sinh vật trong sữa sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ thích hợp, dẫn đến hư hỏng và dễ gây tiêu chảy, đau bụng.
Ngoài ra, vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong sữa sẽ bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao, đồng thời các chất có tính axit trong sữa cũng sẽ phản ứng hóa học với thành trong của cốc giữ nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Không thích hợp để pha trà
Trà có chứa một lượng lớn axit tannic, theophylline, dầu thơm và nhiều loại vitamin, chỉ nên pha với nước khoảng 80 độ C.
Nếu dùng bình giữ nhiệt để pha trà, lá trà sẽ dễ lên men trong điều kiện nhiệt độ cao và ổn định, vitamin sẽ bị phá hủy với số lượng lớn, dầu thơm bay hơi, tannin và theophylline sẽ bị rửa trôi với số lượng lớn, không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trà mà còn làm cho nước trà không có mùi thơm, trà có vị đắng, dẫn đến làm tăng các chất có hại trong trà.
Ảnh minh họa.
Không nên mang theo thuốc bắc
Một số người thích ngâm thuốc bắc trong cốc giữ nhiệt để dễ mang theo và uống. Tuy nhiên, một lượng lớn chất axit hòa tan trong thuốc bắc có thể dễ dàng phản ứng với các hóa chất có trong thành trong của cốc giữ nhiệt và hòa tan thành thuốc sắc, gây ra tác dụng phụ cho cơ thể con người.
Không thích hợp để đựng đồ uống có ga và nước trái cây
Đồ uống có ga và nước ép trái cây phần lớn có tính axit, nếu để lâu trong cốc giữ nhiệt có thể ăn mòn inox và kim loại nặng có thể di chuyển vào đồ uống.