Tay phải bưng bát là sao?
Người Việt như nhiều người Á Châu ăn cơm bằng đũa không giống người phương Tây ăn đồ ăn trên đĩa và dùng thìa nĩa. Do đó khi người Việt ăn cơm thì phải một tay bưng bát, một tay cầm đũa, đưa bát lên gần miệng để gắp thức ăn. Việc dùng đũa gắp thức ăn mà để bát quá xa thức ăn hay bị rơi nên trông mất lịch sự không sạch sẽ. Người Việt xưa lại thường ngồi ăn ở chiếu hoặc ghế thấp nên nếu đặt bát ở dưới chiếu tức là bát ăn quá thấp, cúi xuống không đẹp mắt lại khó ăn không thuận lợi tiêu hóa.
Sau này khi ăn ở bàn thì việc đặt bát ở bàn rồi cúi xuống ăn là đưa miệng theo thức ăn. Điều đó vừa không lịch sự nho nhã vừa không đẹp về phong thủy.
Chính vì cách ăn uống này nên khi ăn một tay bưng bát, thường là tay ít thuận, tay trái bưng lên, tay thuận cầm đũa để gắp thức ăn. Bát được đưa lên gần miệng. Điều đó thể hiện cho việc thức ăn tìm tới chúng ta chứ không phải dùng miệng đi tìm thức ăn. Tay bưng bát để giúp cho con người có thể ngồi thẳng lưng tư thế khoan thai khi ăn và có thể dễ dàng giao tiếp với người khác.
Đưa miệng tìm bát là sao?
Người Việt rất chú trọng lễ nghĩa trong việc ăn. Miếng ăn hay gắn liền miếng nhục. Thế nên việc ăn uống thể hiện rõ sự tu dưỡng và tự trọng của một người. Khi để bát ở xa rồi cúi đầu vào bát ăn chính là đưa miệng đi tìm thức ăn. Việc này dẫn tới việc liên tưởng tới cuộc sống ham ăn. Hơn nữa chỉ có loài vật như lợn, gà, bò… mới đưa miệng xuống thấp để tìm thức ăn.
Con người được người xưa dạy là phải ngồi thẳng khi ăn vừa tốt cho tiêu hóa tốt cho cột sống vừa chú ý quan sát được người khác khi ngồi ăn cùng nhau. Việc cúi xuống có thể chạm đầu nhau rất bất tiện.
Đưa miệng tìm bát thể hiện cuộc sống đói nghèo, hèn mạt nên thói quen này bị cho là sẽ ảnh hưởng xấu tới phong thủy.
Chính vì thế tay không bưng bát lên, mà ăn kiểu cúi xuống thì khiến người khác sẽ mất thiện cảm, đánh giá thấp. Điều đó sẽ làm tổn hại vị trí, địa vị uy tín, danh dự của bạn. Hơn nữa ngày nào cũng ăn trong tư thế này thì cổ của bạn sẽ nhanh bị thoái hóa.
Khi cúi xuống ăn thì còn khiến tóc dễ rơi xuống chạm vào thức ăn trông rất khó coi và dễ bị bẩn.
Ngay kể cả cách ăn của người Tây, đặc trưng là đĩa và phải dùng dao cắt, thì khi ăn họ cùng ngồi khoan thai, đầu không cúi gằm.
Ngoài ra trong ăn uống, người xưa còn dặn có những kiêng kỵ như không được đảo lộn thức ăn, không được lật dở mình cá, không được gắp nối đũa, không vừa ăn vừa rung chân, không được chống đũa thẳng ở bát cơm, không giận chân xuống bàn, không để lộn xộn đũa bát…
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm