Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
spot_img
HomeTin mớiDuy nhất 1 đối tượng được cấp CCCD có giá trị vô...

Duy nhất 1 đối tượng được cấp CCCD có giá trị vô thời hạn, là ai?


Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử e-ID là một loại giấy tờ tùy thân của cá nhân, thay thế cho chứng minh nhân dân cũ và thẻ căn cước công dân mã vạch.

Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử e-ID là một loại giấy tờ tùy thân của cá nhân, thay thế cho chứng minh nhân dân cũ và thẻ căn cước công dân mã vạch.

Theo quy định, từ 1/1/2021 toàn bộ thẻ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân cũ khi được cấp lại hoặc cấp mới cho người dân sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước gắn chip.

Thẻ căn cước công dân gắn chip đóng vai trò như một thiết bị dùng để nhận diện, xác thực danh tính của cá nhân và có thể dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân chủ sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Hiện nay thẻ căn cước công dân gắn chip đã được tích hợp thêm nhiều dịch vụ tiện ích về bảo hiểm, ngân hàng, bằng lái xe, sổ hộ khẩu và nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng giúp công dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính dễ dàng, chính xác và hiệu quả.

Luật Căn cước công dân năm 2014 do Bộ Công an ban hành nêu rõ thời hạn sử dụng của căn cước công dân gắn chip.

Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên thẻ căn cước công dân gắn chip không có giá trị trọn đời. Thẻ căn cước công dân gắn chip phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đáng chú ý, nếu công dân đi làm căn cước công dân gắn chip khi đủ 60 tuổi tính đến thời điểm cấp thẻ thì thời hạn sử dụng thẻ là đến khi chủ sở hữu qua đời. Ngoài ra, công dân đi làm căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Những công dân này được sử dụng căn cước công dân gắn chip cho đến khi qua đời mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc bị hư hỏng,…

Bên cạnh đó, những công dân trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Vì sao đề xuất đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước?

Vì sao đề xuất đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước?

Vì sao đề xuất đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước?

Đại tá Vũ Văn Tấn – phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) – cho biết việc sửa đổi luật để giúp quản lý dân cư, căn cước công dân và tạo thuận lợi cho nhân dân trong đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch…

Đại tá Tấn khẳng định sau khi dự thảo Luật căn cước mới được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 tới (tháng 5-2023) và có hiệu lực thì người dân đã làm căn cước công dân không phải đổi hay đi làm lại căn cước mới.

“Ý kiến cho rằng khi Luật căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước công dân là hoàn toàn không đúng.

Trong dự thảo luật đã nêu rất rõ căn cước công dân được cấp trước ngày dự thảo Luật căn cước mới có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ.

Chỉ khi nào căn cước công dân hết giá trị sử dụng hay người dân có nhu cầu hoặc bị mất, hỏng thì được đổi sang thẻ căn cước theo luật mới”, đại tá Tấn nhấn mạnh.

Đối với đề xuất đổi tên căn cước công dân thành “thẻ căn cước”, lãnh đạo C06 cho hay lịch sử căn cước công dân ở Việt Nam trải qua từ thời Pháp thuộc đến nay, trong đó một số thời kỳ chỉ ghi tên thẻ căn cước, thẻ công dân hay giấy chứng minh.

Đồng thời nhiều loại giấy tờ hiện nay của chúng ta đang lưu hành cũng không có từ công dân như hộ chiếu, bảo hiểm… Cùng với đó, trên thế giới, nhiều nước cũng chỉ ghi là căn cước hay căn cước quốc gia…, còn tỉ lệ ghi căn cước công dân rất ít.

Do đó dự luật đã đề xuất đổi tên căn cước công dân thành “thẻ căn cước”. Lãnh đạo cục cũng thông tin trước khi có đề xuất như vậy đã có đánh giá tác động cụ thể xem có ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị cũng như các văn bản pháp lý của Nhà nước không. Kết quả đánh giá tác động cho thấy việc thay đổi tên này không ảnh hưởng đến các vấn đề trên, đồng thời giúp ngắn gọn, tiết kiệm và hoàn thiện thẻ căn cước hơn.

Bên cạnh đó nhiều nước trên thế giới hiện nay đều có một thẻ căn cước cho người dân nước mình có quốc tịch; thêm vào đó với những người dạng con lai hoặc không rõ quốc tịch cũng được cấp thẻ căn cước nhưng khác màu, khác nội dung.

Ngoài ra với người nước ngoài cư trú cũng được cấp căn cước với một màu khác nữa. Như vậy, từ thẻ căn cước không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn mang tính rộng lớn, hòa đồng quốc tế hơn.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments