Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpLý do gây ê ẩm, đau mỏi người

Lý do gây ê ẩm, đau mỏi người


Đau nhức xương khớp toàn thân làm giảm chất lượng cuộc sống. Ảnh: Shutterstock.






Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng gân, cơ, xương hoặc khớp của cơ thể bị đau nhức cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau. Người bệnh có cảm giác chỗ nào cũng đau khi đi đứng, sờ nắn, nhất là vùng vai cổ, lưng, đùi, bắp tay, bắp chân, cổ tay, cổ chân.

Bên cạnh đó, chúng ta đôi khi còn có cảm giác uể oải, mệt lừ, nặng nề khắp cơ thể. Ở một số người, tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài còn dẫn đến mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể, khó thở, đau ngực, chóng mặt.

Lý giải điều này, các bác sĩ Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) cho biết đau nhức xương khớp toàn thân có thể do bị cảm cúm, viêm khớp, lupus ban đỏ, hội chứng mệt mỏi mạn tính, hạ canxi huyết, thiếu máu, mất ngủ, rối loạn điện giải, viêm phổi, căng thẳng, đau xơ cơ.

Đặc biệt, tình trạng đau nhức xương khớp chi dưới thường do loãng xương, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, biến chứng đái tháo đường… Bởi ở người cao tuổi thì lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn và tổn thương theo thời gian. Do đó, tuổi càng cao thì xương khớp dần bắt đầu lão hóa, thiếu hụt collagen, nhiều vấn đề xương khớp dễ xảy ra và gây ra hiện tượng đau nhức, chứ không dẻo dai như thời trẻ.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng dễ đau mỏi xương khớp do khớp chậu hông bị ảnh hưởng lúc mang thai, thậm chí khớp toàn thân bị ảnh hưởng do sinh em bé. Nếu bạn để cân nặng vượt mức sức chịu đựng khung xương thì lâu ngày các khớp gối, khớp bàn chân bị đau nhức.

Để phòng tránh đau nhức xương khớp toàn thân, bác sĩ khuyến cáo người dân nên

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trước khi tập nên khởi động nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, tập mức độ vừa phải, chọn môn thể thao phù hợp sức khỏe.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng không quá lạnh để thư giãn toàn bộ cơ thể.
  • Bổ sung canxi, vitamin D theo hướng dẫn bác sĩ, tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Massage vùng cổ, vai, lưng, tay và chân sau những hoạt động thể thao hoặc sau giờ làm việc.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối, điều này giúp bạn có chế độ ăn uống tốt cho người bị đau nhức xương khớp.
  • Uống đủ nước cho cơ thể, thường 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh công việc và cuộc sống căng thẳng lo lắng kéo dài và ngủ đủ giấc.
  • Tránh các thói quen và tư thế sai cách trong sinh hoạt hàng ngày.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments