Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, rèn luyện không phải là những lời quát mắng, la hét gây sự chú ý của trẻ hay đòn roi nghiêm khắc. Mà đây là quá trình thực hiện bằng sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng của bậc phụ huynh.
Điển hình như tình huống khi trẻ nhỏ mắc sai lầm ở nơi công cộng, thay vì la mắng thì cha mẹ Nhật lại tìm một nơi kín đáo rồi từ từ giải thích cho con hiểu rằng con đã làm sai điều gì, cần phải sửa chữa như thế nào trong những lần sau.
Nhờ vào điều này, sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, tự hiểu ra mình vấn đề mình mắc phải và sẽ dần dần đi vào nề nếp chứ không để lại nỗi ám ảnh khi bị la mắng, trở nên lì đòn.
Một điểm rất hay trong cách dạy con ngoan theo kiểu Nhật chính là cha mẹ sẽ cho con hiểu rằng con bị phạt là do hành động của mình, chứ không phải cha mẹ không yêu con. Việc giải thích rõ ràng sẽ giúp bé hiểu ra và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm những hành động mẫu đúng đắn và thực hiện đều đặn mỗi ngày để bé học hỏi theo. Từ đó, sẽ giúp bé xây dựng nề nếp, tạo thành thói quen để bé dễ dàng hòa nhập vào môi trường công cộng.
2. Công bằng và tôn trọng
Công bằng và tôn trọng là một trong những bí quyết dạy con kiểu Nhật rất hay mà chúng ta có thể học hỏi. Ở Nhật Bản, từ nhỏ, trẻ sẽ phải tham gia vào mọi hoạt động tập thể như dọn dẹp lớp học hay giúp cha mẹ những việc phù hợp tại nhà.
Dù là trẻ giàu hay nghèo đều không có sự phân biệt giai cấp ở trường học, trẻ được cùng nhau học tập, tham gia hoạt động mà không có sự đối xử khác biệt nào. Đây là cách dạy cho trẻ bài học về giá trị sống trong những năm đầu tiên của cuộc đời.
Ngoài việc người lớn đối xử công bằng với trẻ, thì trẻ cũng sẽ được cách đối xử công bằng với bạn bè, tôn trọng thầy cô, cha mẹ và những người lớn tuổi dù cho đó có là ngành nghề bình thường như lao công, thợ điện, công nhân…
Theo đó, văn hoá cúi chào 90 độ chính là nét đẹp của người Nhật được rèn luyện cho trẻ ngay từ bé rất đáng học hỏi.
Không những vậy, trẻ em người Nhật còn được dạy cách phải tôn trọng quyền riêng tư và sở thích của người khác.
Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao người Nhật lại có nhiều nét văn hoá và xu hướng thời trang khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.
3. Ăn không có sự ép buộc
Dường như bữa ăn của trẻ đối với nhiều bậc phụ huynh mà nói, giống như một cuộc chiến vô cùng vất vả. Nhưng đối với người Nhật, thì bữa ăn của trẻ lại diễn ra khá thuận lợi.
Bí quyết của sự khác biệt này chính là không gây áp lực cho cả phụ huynh và trẻ nhỏ. Nói rõ hơn, họ quan niệm rằng, trẻ nhỏ cũng như người lớn, có những lúc muốn ăn và đôi lúc chán ăn.
Nhưng một điều chắc chắn là trẻ sẽ chịu đói kém hơn so với người trưởng thành, nên cha mẹ hãy chờ đợi đến lúc trẻ muốn ăn mà không cần phải ép buộc.
Tuy nhiên, cũng không thể trẻ ăn uống tuỳ tiện, cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống ở các khung giờ cố định trong ngày.
Thời gian quy định ăn uống của trẻ cũng bị giới hạn, cha mẹ hãy cho trẻ biết điều đó, chẳng hạn nếu như bé không ăn xong trong vòng 30 phút thì mẹ sẽ dọn đi, như vậy con sẽ bị đói nếu không ăn nhanh.
Khi việc này được lặp lại hằng ngày, trẻ sẽ rèn luyện được tính tự giác và biết được khoảng thời gian giới hạn của mình để tập trung cho việc ăn uống.
Ngược lại, cha mẹ không nên quá nôn nóng, nếu bé ăn chậm nhưng vẫn trong quãng thời gian quy định thì hãy để cho bé ăn một cách tự nhiên mà không có áp lực.
Ngoài ra, dù bé có ăn vương vãi ra bàn thì cha mẹ cũng cần kiên nhẫn và thông cảm cho trẻ để tạo tâm lý thoải mái, giúp bé ăn ngon miệng và hứng thú hơn trong các bữa ăn tiếp theo.
4. Không bàn về con cái
Người Nhật cho rằng bàn luận về con cái như so sánh với trẻ khác, khen ngợi khoe khoang thành tích của con với người khác là điều không hay.
Thực tế, dù có vẻ kỳ lạ nhưng bố mẹ Nhật chỉ chia sẻ những vấn đề của con với những người họ thật sự tin tưởng như giáo viên, bác sĩ. Đây là cách dạy trẻ cách tự tin, phát triển độc lập mà không phải phụ thuộc vào những lời khen ngợi mới cố gắng.
5. Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
Học cách dạy con theo người Nhật khá hay chính là cha mẹ thường hướng dẫn con sử dụng những loại từ điển để tra cứu ngay từ bé. Trẻ có thể dùng từ điển để tra nghĩa của từ, cách viết đúng chữ Hán…
Đây là một cách đơn giản nhưng rất hay, giúp trẻ nhớ lâu hơn, khơi gợi sự tò mò, chủ động học hỏi của trẻ. Một ví dụ điển hình là, khi chúng ta đã biết địa chỉ nhưng được người khác chở đi thì rất khó nhớ đường bằng việc tự tra cứu bản đồ rồi tự đi theo hướng dẫn và ghi nhớ đường.
6. Làm gương và quan tâm đến môi trường của con cái
Theo quan niệm của người Nhật, họ cho rằng bố mẹ chính là tấm gương của con cái. Chính vì thế, không chỉ dạy con theo nề nếp, kỷ luật mà chính bản thân họ cũng luôn cố gắng sống có kỷ luật để con cái noi theo.
Thực tế, những người làm bố mẹ trước đó cũng từng là những đứa trẻ được nuôi dạy bằng tình yêu thương, tôn trọng và họ đang tiếp tục hoàn thành sứ mệnh tốt đẹp này trong việc nuôi dạy thế hệ tương lai.
Môi trường xung quanh trẻ cũng là yếu tố quan trọng trong cách dạy con của người Nhật. Bởi họ tin tưởng rằng, nếu như môi trường phức tạp sẽ tác động đến sự tác động tiêu cực đến trẻ.
Vì thế, nếu như khu phố có nhiều người xấu hay lớp học có bạn bè không phù hợp, cha mẹ sẽ cố gắng thay đổi môi trường cho trẻ đến nơi tốt hơn.
Không khí gia đình cũng là yếu tố quan trọng, một gia đình hạnh phúc, các thành viên gắng kết và tôn trọng nhau, cha mẹ là tấm gương của con cái sẽ là cách nuôi dạy con tuyệt vời nhất.
Chắc hẳn, sẽ có lúc người lớn có mâu thuẫn, nhưng cách xử lý khéo léo, không to tiếng, giải quyết trong yên bình và không cho trẻ biết được sẽ làm giảm những tác động không tốt đến trẻ.
Như vậy, cách dạy con của người Nhật luôn hướng đến kỹ năng, quy tắc ứng xử công đồng và dạy trẻ độc lập, kỷ luật, biết yêu thương, tôn trọng người khác. Dù cho trẻ không quá thông minh, nhưng dạy trẻ có nhân cách tốt chính là sự thành công và là nền tảng quan trọng trong cuộc đời trẻ.