Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
HomeMẹo hayTiềm ẩn nguy cơ 'ung thư' từ những 3 vật dụng quen...

Tiềm ẩn nguy cơ ‘ung thư’ từ những 3 vật dụng quen thuộc trong nhà bếp – nhiều chị em vẫn vô tư dùng đi dùng lại mà chớ hề hay biết


Thớt mốc dùng lâu ngày

Ở nhiều gia đình, thớt gỗ dù bị mốc vẫn được sử dụng. Đối với nhiều người, đây không phải vấn đề gì lớn.



Thớt gần như không thể thiếu trong nấu nướng, được dùng để thái rau, thái thịt hàng ngày. Sau một thời gian sử dụng, trên bề mặt thớt có nhiều vết dao. Khi không được bảo quản đúng cách, vệ sinh kỹ càng sẽ rất dễ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc. Nếu vẫn cứ tiếp tục sử dụng thì không tốt cho sức khỏe chút nào.

Nghiên cứu cho thấy một chiếc thớt đã được sử dụng trong 7 ngày có chứa 200.000 vi khuẩn trên một mét vuông và một chiếc thớt có thể chứa tới 200 triệu vi khuẩn. Chưa kể một số loại thớt cũ, đầy vết xước, nứt trong các kẽ hở là vô số vi khuẩn.

Vì vậy, nếu như thớt của nhà mình đã bị mốc và có nhiều vết xước thì bạn nên nhanh chóng vứt bỏ và thay mới. Nếu như thớt mới sử dụng, ngoài việc vệ sinh thông thường bạn nên thường xuyên trụng nước sôi hoặc phơi ngoài nắng.

Ảnh minh họa: Internet

Miếng cọ rửa bát

Miếng rửa bát là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bởi chúng được dùng để cọ rửa những vết bẩn, và sau mỗi lần như vậy thì lượng vi khuẩn lại được tích tụ thêm. Đồng thời, chúng cũng luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ sinh sôi và phát triển vi khuẩn. Theo nghiên cứu, một miếng bọt biển thường là nơi trú ngụ của khoảng 50 triệu vi khuẩn gây hại và khi soi dưới kính hiển vi, người ta đã phát hiện ra rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tả, thương hàn, ngộ độc thực phẩm,…. Vì thế, để đảm bảo vệ sinh không gian nhà bếp, bạn cần phải giặt sạch sẽ dụng cụ sau khi sử dụng và cũng tráng qua nước nóng.

Đũa gỗ dùng lâu ngày

Đũa là vật dụng cần thiết trong các bữa cơm hàng ngày, hầu hết các gia đình chỉ sắm đũa mới vào dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn sai lầm vì tuổi thọ của đũa gỗ sau 3 tháng sử dụng sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông thường, sau khi rửa đũa sạch sẽ, mọi người sẽ cho đũa vào ống đựng ngay chứ không phơi khô bên ngoài. Điều này có thể sinh ra nấm mốc, vi khuẩn bám lại trên đũa do môi trường ẩm mốc, từ đó dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ngộ độc, ung thư. Chính vì vậy, muốn tăng tuổi thọ cho đũa thì bạn nên phơi khô đũa sau khi rửa và cất đũa vào nơi đậy kín, tránh để nước hoặc vi khuẩn xâm nhập. Hơn hết, đũa gỗ nên thay mới sau 3 – 4 tháng sử dụng bạn nhé!

Ảnh minh họa: Internet



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments