Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹAi đó bảo nuôi con sau 3 tuổi sẽ nhàn, đó chỉ...

Ai đó bảo nuôi con sau 3 tuổi sẽ nhàn, đó chỉ là lời an ủi vì thực tế “phũ phàng” hơn nhiều!


Nghề nào cũng có thể học hành bài bản, mỗi nghề làm cha mẹ là không. Không trường lớp, giáo trình từng bước cụ thể, không thầy cô nào dạy cả. Chỉ là kinh nghiệm người đi trước truyền lại người đi sau, hoặc cha mẹ đọc sách, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân rồi thực hành cho phù hợp với tính cách, cá tính của từng em bé.

Khi được hỏi lúc nào mẹ cảm thấy nuôi con vất vả nhất, mọi người vẫn thường trả lời là:

– “Lúc mới sinh đấy, mệt lắm, chỉ khóc với gào, bố mẹ chiều theo ý con cũng hết ngày”.

– “Lúc 1 tuổi mới mệt, biết đi rồi hay ngã lắm luôn, quay đi quay lại là vớ được đồ điện trong nhà rồi”.

– “2 tuổi mệt hơn, lúc ấy học nói, nhức đầu lắm các mẹ ạ. Nhưng cũng hơi tí là ốm thôi, đề kháng vẫn còn kém”.

– “Chắc qua 3 tuổi là đỡ, lúc ý không ốm đau nữa, biết nói rồi nên là mẹ dạy được”…

Trên thực tế, mọi giai đoạn nuôi con đều có những thách thức và đòi hỏi sự nỗ lực của cha mẹ. Từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều mang lại những khó khăn cụ thể và việc chăm sóc, giáo dục đều cần sự kiên nhẫn, tận tâm. Nhiều bố mẹ cho rằng qua 3 tuổi mọi thứ sẽ ổn định hơn, nhưng thực tế thì ra sao nhỉ?

Những lợi thế cho bố mẹ khi con trên 3 tuổi

– Con bắt bắt đầu có khả năng tự lập và tự chăm sóc bản thân ở mức độ nhất định, từ việc ăn uống, vận động đến giao tiếp với người khác.

– Con bắt đầu đi học mẫu giáo, nơi chúng có thể học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội. Cha mẹ sẽ có thêm thời gian để lo cho công việc và những vấn đề khác trong cuộc sống khi trẻ không cần sự chăm sóc liên tục như giai đoạn sơ sinh.

– Hệ miễn dịch của chúng thường phát triển tốt hơn nên có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn, dẫn đến việc ít ốm đau hơn so với giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi.

– Con cũng bắt đầu biểu hiện rõ ràng hơn những sở thích và khả năng cá nhân, giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc khích lệ và phát triển những kỹ năng đó.

Thực tế thì khi con càng lớn, bố mẹ sẽ phải đối mặt với những gì?

– Càng lớn càng tốn kém. Chỉ tính riêng tiền học thôi đã bao gồm tiền học ở trường, học ngoại khoá, học thêm tiếng Anh, tiền tiểu học. Chưa kể các khoản chi phí khác.

– Chuyển qua giai đoạn “sơ hở là lý luận”, bày trò nghịch ngầm.

– Thể hiện cá tính rõ nét, cái tôi cá nhân được đề cao. Không còn “bảo gì nghe nấy” khiến bố mẹ hết sức đau đầu. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu thể hiện sự độc lập và muốn tự quyết định nhiều hơn, có thể gây ra những cuộc tranh cãi hoặc thách thức quyền lực của cha mẹ.

– Ngày con còn bé, chỉ cần trông con ở nhà cũng được. Khi con lớn, cuối tuần nào cũng phải đau đầu tìm chỗ cho đi chơi.

– Việc tìm kiếm những phương pháp giáo dục phù hợp để khuyến khích sự phát triển toàn diện cho trẻ cũng là một thách thức. Cha mẹ cần chuẩn bị để hướng dẫn và hỗ trợ con cái trong việc học hỏi, khám phá và xử lý các tình huống xã hội mà trẻ có thể gặp phải ở trường mẫu giáo hoặc khi chơi cùng bạn bè.

– Ở trường học con sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, từ đó có thể học theo cái tốt lẫn cái xấu của bạn bè. Nhiều cha mẹ than thở “ngày trước nó ngoan thế mà không hiểu sao giờ khác xa”.

– Bố mẹ cần học cách cân bằng giữa thời gian làm việc và chăm sóc gia đình khi trẻ bắt đầu đi học. Lúc này việc dành thời gian cho con rất quan trọng, đặc biệt 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành tính cách của mình. Bố mẹ nào quyết định có thêm con trong giai đoạn này cũng cần cân nhắc thật kĩ càng.

– Đối mặt với thử thách trong việc quản lý cảm xúc và hành vi của trẻ.

– Ở giai đoạn này, cha mẹ cũng bắt đầu phải chú trọng đến việc giáo dục giới tính và an toàn cá nhân, giáo dục trẻ về đạo đức và hành vi xã hội.

Trên hành trình nuôi dưỡng và dìu dắt một sinh linh bé nhỏ, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều ẩn chứa những thách thức riêng biệt, như những bài học mà cuộc sống ban tặng cho các bậc cha mẹ. Ngay từ những ngày đầu tiên của hành trình ấy, khi đứa trẻ còn là một thiên thần sơ sinh, với làn da mỏng manh và giọng khóc chưa biết nói, cha mẹ đã phải dốc hết tình yêu thương và sự kiên nhẫn không ngần ngại để chăm sóc và bảo vệ.

Khi trẻ bước vào tuổi ăn, tuổi lớn, mỗi bước đi, mỗi từ ngữ trẻ học được, đều là những dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành từng chút một cả về thể chất lẫn tâm hồn. Và khi đứa trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, với bao điều mới lạ và thú vị, việc cha mẹ cùng con đồng hành, học hỏi và chia sẻ mỗi ngày càng thêm phong phú và sâu sắc.

Dẫu nhiều người cho rằng sau cột mốc 3 tuổi, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và đơn giản hơn, bởi lẽ trẻ đã có thể tự chăm sóc bản thân ở mức độ nào đó và không còn phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Thế nhưng, sự thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng.

Giai đoạn này của trẻ là lúc bắt đầu mầm mống của sự tự lập, nhưng cũng chính là lúc cha mẹ cần phải thật sự nhạy bén và tinh tế trong việc hướng dẫn con, không chỉ về kỹ năng sống cơ bản mà còn về cách thể hiện cảm xúc và tư duy độc lập. Mỗi giai đoạn đều cần có sự đồng hành, quan sát và chia sẻ từ phía cha mẹ, để từ đó trẻ có thể phát triển toàn diện, vững vàng đối diện với mọi sóng gió của cuộc đời.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments