Thứ Năm, Tháng 2 20, 2025
spot_img
HomeDinh DưỡngĂn cà chua mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời sẽ...

Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời sẽ khiến nhiều người bất ngờ


Cà chua là loại thực phẩm rất phổ biến tại Việt Nam. Nguồn gốc của loại quả này là từ Nam Mỹ. Cà chua là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một quả cà chua cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 1,5 gam chất xơ. 87% chất xơ trong cà chua là không hòa tan, nó ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.

Ảnh minh họa: Internet

Vitamin C có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 28% lượng tiêu thụ vitamin C hàng ngày ( theo RDI). Chất kali trong cà chua giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Chất Vitamin K1 còn được gọi là phylloquinone. Vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và ngăn ngừa loãng xương.

Hàm lượng vitamin và các hợp chất thực vật trong cà chua có thể khác nhau rất nhiều giữa các giống và thời kỳ lấy mẫu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lycopene trong cà chua có khả năng ức chế quá trình oxy hóa cholesterol xấu (LDL), ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong thành mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Cà chua là nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất thiết yếu giúp điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định.

Ngoài tác dụng tăng cường miễn dịch, vitamin C còn góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn đáng kể.

Xem thêm  7 lợi ích bất ngờ từ việc ăn dưa hấu!
Ảnh minh họa: Internet

Cà chua và sức khỏe tiêu hóa

Sốt cà chua cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa khỏe mạnh. Cà chua tươi chủ yếu cung cấp chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan thu hút nước để tạo thành kết cấu giống như gel trong quá trình tiêu hóa, trong khi chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng phân. Cả hai chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ nhu động ruột đều đặn, dễ đi ngoài hơn.

Tốt cho thị lực

Cà chua chứa hai dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt là vitamin A và lycopene. Trong đó, vitamin A cần thiết cho thị lực, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu, giúp duy trì độ ẩm cho mắt, bảo vệ giác mạc, ngăn ngừa khô mắt, quáng gà. Nghiên cứu cho thấy lycopene có khả năng bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, tia cực tím, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể – hai bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi.

Tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân

Chất xơ trong cà chua giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Cà chua còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, cà chua là loại quả ít calo, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày còn giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa.

Xem thêm  Cách nấu rau giữ chất dinh dưỡng: Ăn rau hấp hay luộc?

Lưu ý khi ăn cà chua

– Tuy rằng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cà chua vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng cà chua. Những trường hợp này rất hiếm, tuy nhiên vẫn có trong thực tế. Những người bị dị ứng với phấn hoa, thường có nguy cơ bị dị ứng với cà chua cao hơn. Nếu xảy ra tình trạng dị ứng, người bệnh thường có một số triệu chứng như ngứa miệng, sưng miệng, ngứa cổ họng hay sưng cổ họng. Các trường hợp bị dị ứng với mủ cao su cũng có nguy cơ bị dị ứng cà chua.

Ảnh minh họa: Internet

– Tuy cà chua rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 quả mỗi ngày.

– Không ăn cà chua xanh: Khi chưa chín kỹ, cà chua có chứa nhiều alkaloid – đây là một hợp chất rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Một số triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm bởi cà chua xanh như buồn nôn, mệt mỏi, tiết nhiều nước bọt,…

–  Không ăn ăn cà chua nếu bạn đang đói: Nếu ăn cà chua khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, các chất Pectin, nhựa Phenolic,… trong cà chua có thể gây ra những phản ứng với axit, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn. Về lâu dài, thói quen ăn cà chua xanh hoặc chưa chín kỹ có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.

– Không ăn hạt cà chua để tránh gây chậm tiêm và phòng ngừa nguy cơ viêm ruột thừa

– Cần ngâm và rửa sạch trước khi ăn, nhất là khi ăn sống.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments