Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpCảm giác đau đớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Cảm giác đau đớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ


Vết ban đậu mùa khi có thể gây ra cảm giác đau đớn đến mức khó ngủ cho bệnh nhân. Ảnh: Punch.






Egide Irambona (40 tuổi) là một trong những bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Cộng hòa Burundi. Theo kết quả xét nghiệm, Irambona nhiễm chủng Clade 1b và phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

“Tôi bị sưng hạch bạch huyết ở cổ họng, đau đến mức không thể ngủ được. Sau đó, cơn đau giảm dần ở cổ và lan xuống chân tôi”, ông nói với BBC.

Hiện tại, Irambona được điều trị tại Bệnh viện Đại học King Khalid trong 9 ngày. Ông tin mình đã bị lây nhiễm virus từ một người bạn.

“Tôi có lẽ đã bị lây từ một người bạn bị nổi các vết phồng rộp. Khi có dấu hiệu, thậm chí tôi còn không biết đó là đậu mùa khỉ”, ông nói.

Sau khi mắc bệnh, Irambona cũng đã lây virus cho vợ. Vợ ông đang điều trị trong một cơ sở y tế khác. Điều an ủi với họ bây giờ là 7 đứa con đều không có dấu hiệu mắc bệnh.

Trong tháng qua, số ca mắc đậu mùa khỉ ở Burundi đã tăng lên hơn 170 ca. Trong khi đó, dịch bệnh vẫn tiếp diễn và lan rộng ở Châu Phi.

Bác sĩ Odette Nsavyimana, người phụ trách điều hành Bệnh viện Đại học King Khalid, cho hay đội ngũ y tế đã dựng các lều điều trị bên ngoài bệnh viện, sẵn sàng cho tình huống số ca bệnh ngày càng gia tăng.

“Tuy nhiên, nếu số lượng tiếp tăng mạnh, chúng tôi e là khó mà xử lý được”, bà Nsavyimana cho biết.

Một điều khó khăn khác là bệnh viện không đủ nhân viên y tế để trông nom những đứa trẻ mắc đậu mùa khỉ.

“Chúng không thể ở một mình. Vì vậy, chúng tôi cũng phải giữ những người mẹ lại, ngay cả khi họ không có triệu chứng gì”, bà Nsavyimana chia sẻ.

Hiện Burundi chưa báo cáo trường hợp nào không qua khỏi vì đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, công tác xét nghiệm còn nhiều khó khăn tại quốc gia này đang là một lý do cản trở việc phát hiện và dập dịch của ngành y tế.

Theo tiến sĩ Liliane Nkengurutse, Giám đốc quốc gia của Trung tâm chỉ huy khẩn cấp về Y tế công cộng Burundi, ngành y tế nước này mất nhiều thời gian để thành lập một nhóm nhân viên y tế để lấy mẫu và cho ra kết quả xét nghiệm. Ước tính, Burundi cần khoảng 14 triệu USD để cải thiện hệ thống này.

Hiện tại, quốc gia này vẫn chưa có thông tin cụ thể về thời điểm bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan tại nhiều quốc gia trong khu vực, người dân Burundi vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

Tại thủ đô Bujumbura, nhiều người dân thậm chí còn không biết đậu mùa khỉ là gì hay mức độ lây lan của bệnh này trong cộng đồng của họ.

“Tôi đã nghe nói về căn bệnh này, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai mắc phải. Tôi chỉ thấy trên mạng xã hội”, một người giấu tên cho biết.

“Tôi biết nó ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và người trẻ. Tôi sợ bệnh, nhưng điều này không có nghĩa là tôi sẽ phải nhà. Tôi phải làm việc để nuôi sống gia đình mình”, một người khác giấu tên nói với BBC.

Ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong vòng 2 năm do các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ mới ở một số quốc gia châu Phi.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO, bày tỏ lo ngại trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng đậu mùa khỉ mới.

“Thế giới cần nhanh chóng phối hợp để ngăn chặn các đợt bùng phát này”, ông cho hay.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments