Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹCha mẹ mải mê với “hiệu ứng đuổi rắn”: Rất kém hiệu...

Cha mẹ mải mê với “hiệu ứng đuổi rắn”: Rất kém hiệu quả với con cái mình


Có một câu chuyện như vậy:

Khi đang đi dạo, một người đàn ông bị rắn độc cắn. Việc đầu tiên ông làm không phải là chữa trị vết thương mà là trút giận. Ông nhặt một cành cây gần đó, tức tốc đuổi theo để giết con rắn. Ông tìm cả buổi nhưng không thấy con rắn đâu, sau đó ngã gục bên đường do trúng độc.

Đây chính là “hiệu ứng đuổi rắn” nổi tiếng trong tâm lý học.

Khi gặp phải vấn đề, nếu bạn chỉ chú trọng tới cảm xúc tức thời mà bỏ qua gốc rễ của vấn đề, cuối cùng sẽ bỏ lỡ thời điểm tốt nhất, sớm muộn gì cũng làm tổn thương bản thân và gây ra thảm họa.

Nếu hiểu “hiệu ứng đuổi rắn”, bạn sẽ nhận ra rằng, cha mẹ một khi chỉ quan tâm tới cảm xúc mù quáng của mình, sớm muộn gì cũng đẩy con mình xuống vực thẳm.

Ảnh minh họa.

Trong quá trình trẻ lớn lên luôn xảy ra nhiều vấn đề, những lúc trẻ gặp khó khăn mà cha mẹ cứng nhắc, hiệu quả giáo dục sẽ rất kém. Sự kiểm soát của cha mẹ chỉ khơi dậy sự phản kháng của trẻ, còn nếu cha mẹ luôn cằn nhằn sẽ chỉ dẫn tới tranh cãi với con mình.

Cách giáo dục tốt nhất là dùng hành động ảnh hưởng tới con cái, dạy trẻ bằng cách làm gương sẽ tốt hơn là những lời nói suôn.

Trên mạng xã hội lan truyền một video về người mẹ dạy con làm bài tập về nhà. Khi đứa trẻ viết sai đáp án, người mẹ lập tức nói: “Câu này con xem xem câu này có đúng chưa“.

Đứa trẻ làm lại bài toán lần nữa nhưng vẫn chưa đúng. Người mẹ bắt đầu hít một hơi thật sâu, giảng lại cho con từng bước một.

Khi phát hiện dù giảng bao nhiêu lần con vẫn làm sai, người mẹ tức run người và lớn tiếng quát: “Mẹ đã dạy con bao nhiêu lần rồi sao con vẫn làm sai“.

Đứa trẻ cự nự lại: “Chẳng phải vì không biết nên con mới phải học sao?“.

Người mẹ cho rằng con không trả lời được câu hỏi mà vẫn cãi lại con nên tức giận đến mức huyết áp tăng vọt. Còn đứa trẻ cho rằng mẹ không hiểu mình nên không chịu làm bài tập về nhà nữa.

Xem thêm  Bé gái 2 tuổi dương tính với bệnh giang mai hiếm gặp, biết nguồn lây bệnh cả nhà kinh ngạc

Có một thực tế cho thấy, khi cha mẹ càng nghiêm khắc, con cái sẽ càng nổi loạn. Cha mẹ càng nói nhiều, con cái càng cãi lại. Đây là một loại phản kháng tiêu cực “bạn không thể hòa hợp với tôi, tôi cũng sẽ làm bạn không vui“.

Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc từng tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 3.000 học sinh tham gia, chủ đề liên quan tới thái độ của con cái đối với cha mẹ. Kết quả khiến mọi người kinh ngạc, 4,75% trẻ em cho biết chúng thích cha mẹ, trong khi 56,28% cho biết chúng rất ghét cha mẹ.

Qian Zhiliang, một tiến sĩ giáo dục ở Trung Quốc từng nói: “Vô số trường hợp thực tế cho chúng ta biết một sự thật phũ phàng: Cha mẹ càng quyền lực thì con cái họ càng dễ trở nên hư hỏng“.

Cha mẹ lắng nghe nhiều hơn, con cái sẽ bớt chống đối

Vì đứng ở 2 cương vị khác nhau nên cha mẹ và con cái sẽ có những cái nhìn khác nhau khi đối mặt với cùng một sự việc. Đây là điều bình thường. Điều đúng đắn nhất cha mẹ cần làm là lắng nghe con cái nói.

Có một người mẹ rất nghiêm khắc với con trai mình. Chỉ cần cảm thấy không thích, cô sẽ trực tiếp nói “không” với con trai mình.

Mỗi khi con trai làm sai điều gì, cô đều mắng mỏ mà không giải thích. Kết quả là, con trai cô ngày càng nổi loạn, mối quan hệ của 2 mẹ con ngày càng xấu đi.

Ảnh minh họa.

Khi người mẹ nhận ra mức độ nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa 2 mẹ con, cô tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý.

Bác sĩ bảo cô: “Nếu muốn thay đổi tình trạng này, trước tiên cô phải học cách lắng nghe con mình“.

Kết quả là, cô bắt đầu thay đổi thái độ nghiêm khắc của mình, dù có làm gì đi nữa, trước tiên cô sẽ hỏi con trai mình xem nó có thích hay không và hỏi xem con nghĩ gì.

Xem thêm  Nếu cơ thể có 4 đặc điểm này thì xin chúc mừng, có thể bạn đang mang thai

Khi con trai làm sai điều gì, cô không còn đánh đập hay la mắng mà thay vào đó, cô lắng nghe lời giải thích của con trước rồi mới phân tích đúng sai.

Dần dần, sự thù địch của con trai đối với cô biến mất, mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày càng cải thiện tốt hơn.

Giáo sư Li Meijin (Trung Quốc) từng chia sẻ rằng, cha mẹ phải thay đổi cách giao tiếp của mình sau khi con cái được 12 tuổi. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải học cách thể hiện sự yếu đuối của bản thân.

Sức mạnh và quyền hạn của cha mẹ sẽ vô hình chung ngăn chặn sự chủ động và cảm giác an toàn của trẻ. Cha mẹ quá mạnh mẽ, quyền lực có thể tước đi cơ hội thử thách, khám phá và trưởng thành của con cái, hủy hoại lòng tự trọng và sự tự tin của con.

Chỉ khi cha mẹ không còn nghiêm khắc, con cái mới dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ khi gặp khó khăn.

Đôi khi, trẻ có thể từ chối chấp nhận lời đề nghị của cha mẹ. Lúc này, cha mẹ có thể từ bỏ việc “chiến tranh” với con cái mình và để chúng phải chịu một số khó khăn.

Ví dụ:

– Nếu con bạn không muốn ăn sáng, hãy để bé nếm trải cảm giác đói bụng suốt cả buổi.

– Trời lạnh và trẻ không muốn mặc quần dài nên hãy để trẻ nếm thử cái lạnh và bị ốm.

– Nếu con bạn không muốn dậy khỏi giường hoặc làm bài tập sau giờ học, hãy để con nếm trải cảm giác bị giáo viên phạt.

– Nếu con bạn nóng nảy và thiếu tôn trọng người khác, hãy để con nếm trải cảm giác bị la mắng.

“Hiệu ứng đuổi rắn” cho chúng ta biết rằng, những bậc cha mẹ đấu tranh với con cái cuối cùng sẽ phải nếm trải hậu quả cay đắng từ việc tự mình gây ra. Chỉ bằng cách không cạnh tranh hay đàn áp con cái, cha mẹ mới có cơ hội làm tan băng giá trong lòng con mình.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments