Trước hành động hỗn láo của con, vợ chồng anh họ tôi cũng không có phản ứng gì cả. Sau khi được người lớn mừng tuổi, Hạo Hạo đã lập tức bóc lì xì ra và quay lại nói với mẹ: “Mẹ nói dối, ở đây làm gì có bao lì xì lớn, mẹ lừa con, biết vậy con đã không đi mà ở nhà xem TV rồi”.
Nghe con nói những lời như vậy, chị dâu họ rất xấu hổ và đưa con trai sang một bên dỗ dành, cho chơi điện thoại.
Sau đó, trong bữa ăn Hạo Hạo ngồi đối diện tôi, cậu bé vừa xem điện thoại vừa ăn. Và khi ăn cậu bé cũng rất xấu tính, thích ăn món nào Hạo Hạo sẽ ôm đĩa để trước mặt mình, còn những món không ngon, bản thân không thích thì sẽ lập tức nhổ ra sau khi ăn và làm vẻ mặt buồn nôn.
Thấy con có những hành động như vậy, chị dâu họ tôi đã quay sang bảo chồng dạy dỗ lại con đi. Tuy nhiên, anh họ tôi chỉ nói với cậu bé vài câu và rời khỏi bàn ăn.
Vì chỉ là họ hàng nên cả gia đình không ai nói gì mà chỉ nhìn nhau mỉm cười. Nhưng sau hành động vô lễ của Hạo Hạo, không khí bàn ăn bỗng trầm xuống, mọi người mất đi cảm giác muốn ăn.
Chỉ gặp mặt nhau khoảng 3 tiếng, nhưng tôi đã hiểu được phần nào về cách giáo dục con của gia đình anh họ. Tôi bỗng nhận ra để nuôi dạy tốt một đứa trẻ thành người thì không được quá nuông chiều và thiếu kỷ luật với con.
Nếu không muốn gia đình trở nên bất hạnh, tương lai con tâm tối thì trong giáo dục cha mẹ cần nhớ:
1. Gia đình mà không có kỷ luật còn bất hạnh hơn là nghèo đói
Trong cuốn sách “kỷ luật tích cực” có viết: “Trong giáo dục con cái, sự cưng chiều vượt mức cho phép, không có nguyên tắc của cha mẹ chính là viên đường bọc “lửa” dành cho con”.
Nhiều cha mẹ có cách giáo dục sai lầm, chiều chuộng con của mình quá mức vô hình khiến trẻ luôn cảm thấy bản thân là nhất và không cần quan tâm đến bất kỳ ai khác.
Hơn nữa, chính sự chiều chuộng này của cha mẹ khiến tương lai đứa trẻ trở nên bấp bênh, không làm được việc gì.
Kỷ luật trong giáo dục trẻ cực kỳ quan trọng, đó là sự bảo vệ của cha mẹ để con tự biết chừng mực trong suy nghĩ và hành động. Cha mẹ nghiêm khắc, nuôi dạy con tính kỷ luật ngay từ nhỏ thì lớn lên con sẽ biết bản thân nên làm gì, phải làm gì và không được phép làm gì.
Hơn nữa, nghiêm khắc đúng chỗ, đúng cách cũng giúp vun đắp tâm hồn của trẻ, giúp con trở nên độc lập, tự tin và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.
Cậu con trai của anh Thành thường xuyên ngồi tại chỗ và vứt rác linh tinh ra nhà. Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng con không sửa, anh đã trực tiếp nhốt cậu bé ra ngoài cửa để con tự nhận thức về hành vi của mình, bao giờ biết nhận lỗi mới được phép vào nhà.
Trước sự nghiêm khắc của cha, cậu bé sợ hãi và đi ra trước của nhà nhặt giấy rác. Một lúc sau, anh Thái mở cửa và hỏi con biết lỗi chưa. Sau lần nhận lỗi đó, cậu bé đã có ý thức hơn, không bao giờ xả rác linh tinh và luôn suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì.
Đây như một lời nhắc nhở dù cha mẹ có yêu con đến đâu cũng phải có chừng mực. Cần phải dạy cho trẻ quy tắc, để trẻ biết chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm của mình từ đó hình thành những thói quen tốt.
Và ngược lại những đứa trẻ lớn lên trong sự chiều chuộng quá mức, thích gì được nấy dễ nảy sinh tính ích kỷ, kiêu ngạo, ỷ lại, lười biếng, tự cho mình là trung tâm,… Và những đứa trẻ này sẽ không có lòng nhân ái, trách nhiệm, tính kiên nhẫn, tinh thần chăm chỉ, rất dễ nản chí trong mọi vấn đề.
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 3 – 12 tuổi được xem là thời kỳ vàng để hình thành tính cách và ứng xử của trẻ. Vậy nên, cha mẹ hãy chú trọng giáo dục con ngay từ sớm để tương lai trẻ trở nên xuất chúng, tự tin và tỏa sáng.
Bên cạnh đó, người xưa vẫn nói: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Pháp luật nghiêm minh được xem là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia, và mỗi gia đình đều có một quy định riêng, với mục đích chung là để mãi bền chặt, hạnh phúc.
2. Nếu bạn không thể giáo dục con nghiêm túc thì xã hội sẽ làm điều đó thay bạn
Trong tâm lý học, có một hiệu ứng nổi tiếng mang tên “cửa sổ vỡ”. Hiệu ứng này chỉ mọi người cần thận trọng với những điều nhỏ nhặt. Khi cửa sổ của một ngôi nhà bị vỡ mà không được sửa hoặc thay thế thì người ta sẽ coi đó là nhà không có chủ và sẽ có thể đập phá, làm các cửa sổ khác vỡ theo.
Việc giáo dục con cái cũng giống như vậy, nếu cha mẹ không kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu của con ngay từ những lần mắc lỗi đầu thì tương lai sẽ phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều cha mẹ khi con mắc lỗi thì xem như không thấy bởi nghĩ con còn nhỏ, lớn lên sẽ tự biết không làm như thế. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm, khiến tương lai đứa trẻ lầm đường, lạc lối, phá phách khắp nơi.
Như câu chuyện về một cô bé mang theo con búp bê mới mua đến chúc Tết nhà họ hàng và cậu bé nhà đó thấy thích nên lén nghịch ngợm, mang sơn đến sơn đen mặt con búp bê.
Cô bé đã khóc rất nhiều khi thấy đồ chơi mình bị vấy bẩn nhưng cha mẹ cậu bé lại coi đây là hành động trẻ con, mà trẻ con thì không có lỗi.
Thậm chí nhiều người còn nói “trẻ con nghịch một tý thì lớn lên mới thông minh”.
Chính sự giáo dục tai hại này, mà nhiều năm sau cậu bé trở nên ngỗ ngược, suốt ngày trốn học, đánh nhau phải mời phụ huynh đến giải quyết. Sau cùng, cậu cũng không đỗ cấp 3, phải theo học trường nghề.
Vậy nên, cha mẹ cần chú ý yêu con không có nghĩa là phải chiều con, điều gì cũng thuận theo con, làm vậy chẳng khác gì hại con cả.
Cha mẹ nên hiểu yêu con sai cách chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của con sau này. Và việc chiều con thái quá có thể khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ, độc đoán, thậm chí làm ra những hành vi trái pháp luật, cuối cùng là gây ra bi kịch cho gia đình.
Giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức, trau dồi kỹ năng mà quan trọng hơn là nuôi dưỡng cho trẻ những giá trị, đạo đức đúng đắn.
Và hơn nữa, cha mẹ cũng cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ ngay từ nhỏ, đặt ra nội quy rõ ràng, thưởng, phạt phân minh để con có ý chí phấn đấu, và tương lai trở thành công dân tốt, góp phần phát triển đất nước thịnh vượng.